Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Chứng khoán cơ sở

RRR là gì? Ý nghĩa của tỷ suất lợi tức yêu cầu

View count icon 5068
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Trước khi bắt đầu trong việc đầu tư vào một dự án hay doanh nghiệp cụ thể, nhà đầu tư sẽ tìm cách xác định lợi ích hoặc lợi nhuận mà họ sẽ đạt được. Có rất nhiều phương pháp để kiểm tra xem liệu việc đầu tư có khả năng sinh lời hay không và RRR – tỷ lệ lợi tức yêu cầu là một trong những chỉ tiêu được sử dụng. Hãy cùng Chứng khoán Vina tìm hiểu RRR là gì và ý nghĩa của tỷ suất lợi tức yêu cầu trong bài viết dưới đây nhé!

RRR là gì?

RRR là viết tắt của Required Rate of Return, nghĩa là tỷ lệ lợi tức yêu cầu. Đây là mức lợi tức thấp nhất mà một nhà đầu tư sẽ chấp nhận để sở hữu cổ phiếu của một công ty, như phần bù đắp cho những rủi ro liên quan đến nắm việc giữ cổ phiếu đó. Trong tài chính doanh nghiệp, tỷ lệ này cũng được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của các dự án đầu tư.

RRR-la-gi

RRR là tỷ lệ lợi tức tối thiểu có tính chủ quan, tuỳ vào khẩu vị rủi ro của mỗi người. Chẳng hạn như một người đã nghỉ hưu sẽ có mức độ chấp nhận rủi ro thấp hơn. Do đó, họ sẽ chấp nhận một lợi tức nhỏ hơn so với một người trẻ mới tốt nghiệp đại học. 

Công thức tính tỷ lệ lợi tức yêu cầu

Mô hình chiết khấu cổ tức (DDM)

Nếu nhà đầu tư muốn mua cổ phần của một công ty trả cổ tức, mô hình chiết khấu DDM là phương pháp phù hợp nhất. Một biến thể phổ biến của mô hình này là Mô hình tăng trưởng Gordon. 

DDM được sử dụng để tính toán RRR cho vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp trả cổ tức. Nhà đầu tư sẽ sử dụng giá một cổ phiếu hiện tại, mức trả cổ tức trên mỗi cổ phiếu và tỷ lệ tăng trưởng cổ tức để tính RRR. 

Công thức theo mô hình này như sau:

RRR = (mức trả cổ tức dự kiến / giá cổ phiếu) * 100% + tỷ lệ tăng trưởng cổ tức dự báo

Để tính RRR bằng mô hình chiết khấu cổ tức, ta lấy mức trả cổ tức dự kiến chia cho giá cổ phiếu hiện tại và cộng kết quả nhận được với tỷ lệ tăng trưởng cổ tức dự báo. 

Ví dụ: Giả sử một doanh nghiệp dự kiến trả cổ tức vào năm tới là 5000đ/cổ phiếu và các cổ phiếu của doanh nghiệp đó đang giao dịch ở mức 100.000đ/cổ phiếu. Trong đó, tốc độ tăng trưởng cổ tức dự báo là 2%/ năm. 

Vậy ta có RRR như sau:

RRR = (5000/100.000)*100% + 2% = 7%

Ngoài ra, để tính toán RRR chính xác hơn, nhà đầu tư cần xem xét thêm chi phí vốn và lợi tức của các khoản đầu tư cạnh tranh khác, cũng như sự tác động của lạm phát vào giá trị RRR.

Mo-hinh-chiet-khau-co-tuc-DDM

Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM)

Một cách tính RRR khác là sử dụng mô hình định giá tài sản vốn (CAPM). Mô hình này được các nhà đầu tư sử dụng cho các cổ phiếu không trả cổ tức. CAPM tính toán RRR bằng cách sử dụng beta của một tài sản. Beta là một hệ số đo lường mức độ rủi ro của việc nắm giữ một cổ phiếu hoặc khoản đầu tư theo thời gian. 

  • Beta > 1 được coi là có mức độ rủi ro cao hơn so với thị trường
  • Beta < 1 được coi là ít rủi ro hơn so với thị trường.

Công thức cho RRR sử dụng mô hình CAPM là:

RRR = Tỷ suất sinh lợi phi rủi ro + β x (Tỷ suất sinh lợi thị trường – Tỷ suất sinh lợi phi rủi ro)

Ta có ví dụ về công thức này như sau: Giả sử một doanh nghiệp có hệ số β là 1.5 (Cho thấy mức độ rủi ro cao). Trong đó, tỷ suất sinh lời của thị trường 10% là và tỷ suất rủi ro hay còn gọi là lãi trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm là 2%. Vậy ta có RRR là:

RRR = 2% + 1.5*(10% – 2%) = 14%

Ý nghĩa của RRR là gì? 

Tỷ suất sinh lợi yêu cầu (RRR) được sử dụng để định giá doanh nghiệp. Tuy nhiên, mỗi nhà đầu tư sẽ có một mức lợi tức chấp nhận khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan như: khẩu vị rủi ro, mục tiêu đầu tư, kỳ vọng về lạm phát và cấu trúc vốn của doanh nghiệp. 

Đối với những nhà đầu tư sử dụng mô hình định giá tài sản vốn (CAPM), RRR được tính bằng cách cộng phần bù rủi ro và tỷ suất sinh lợi dự kiến phi rủi ro. Những cổ phiếu có hệ số beta cao hơn thị trường sẽ có RRR cao hơn.

y-nghia-của-ty-suat-loi-tuc-yeu-cau

Đối với các dự án vốn, RRR là một công cụ hữu ích để xác định xem nên tiếp tục đầu tư vào dự án đó hay không. Tuy nhiên, để tính toán chính xác RRR, nhà đầu tư cần phải cân đối chi phí vốn đầu tư của mình cùng với lợi nhuận dự kiến từ các khoản đầu tư khác. Ngoài ra, lạm phát cũng phải được xem xét để có được tỷ suất sinh lợi phù hợp nhất với tình hình thị trường.

Giới hạn của RRR

Bên cạnh các ưu điểm, tỷ suất lợi tức yêu cầu cũng có một số giới hạn. Với giới hạn của RRR là gì? 

Trước hết, có thể thấy, RRR của các nhà đầu tư khác nhau sẽ có sự khác nhau, vì mỗi người có mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau. Những người ở độ tuổi về hưu sẽ có khả năng chấp nhận rủi ro thấp hơn một nhà đầu tư trẻ, đang có nhiều cơ hội tạo ra thu nhập và khao khát làm chủ tài chính. Do đó, tỷ lệ này mang tính chủ quan và phụ thuộc vào khẩu vị rủi ro của từng người.

Tuy RRR không ảnh hưởng đến tính thanh khoản của cổ phiếu khoản đầu tư, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến rủi ro khi nắm giữ. Một mã cổ phiếu không thể bán trong một khoảng thời gian sẽ có rủi ro cao hơn so với một cổ phiếu có tính thanh khoản tốt.

gioi-han-cua-ty-suat-loi-tuc-yeu-cau

Việc so sánh các cổ phiếu giữa các ngành khác nhau có thể khó khăn do rủi ro và hệ số β sẽ khác nhau. Do đó, nhà đầu tư nên sử dụng nhiều tỷ lệ và chỉ số tài chính khác để phân tích khi xem xét, đánh giá các cơ hội.

Sự khác biệt giữa RRR và Cost of Capital

Chi phí vốn (Cost of Capital) liên quan đến lợi nhuận dự kiến ​​đối với cổ phiếu do công ty phát hành. Trong khi tỷ lệ hoàn vốn yêu cầu đề cập đến lợi nhuận tối thiểu mà các nhà đầu tư mong đợi đối với một khoản đầu tư để bù đắp cho rủi ro đối với các khoản đầu tư đó. 

Chính vì vậy, RRR và chi phí vốn là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Chi phí vốn thường được các công ty sử dụng để chi trả cho việc phát hành cổ phiếu nhằm mục đích huy động vốn. RRR sẽ là khoản lợi nhuận tối thiểu mà công ty mong muốn thu về. Nhìn chung, các doanh nghiệp sẽ mong muốn tỷ lệ hoàn vốn cao hơn chi phí vốn.

Có thể thấy, RRR là một khái niệm quan trọng mà các người chơi nên biết trong quá trình đầu tư. Chỉ số này thể hiện mức lợi tức tối thiểu mà một người mong đợi nhận được từ một khoản đầu tư. Đây sẽ là căn cứ quan trọng khi lựa chọn các mã cổ phiếu tiềm năng. Hy vọng thông qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ RRR là gì và đặc điểm của RRR để có thêm căn cứ khi lựa chọn cổ phiếu.

Disclaimers: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo và cung cấp thông tin, không phải là lời khuyên đầu tư. Nội dung chia sẻ có thể đã cũ do yếu tố thời gian. Vui lòng chủ động tìm hiểu thêm thông tin.

VNSC by Finhay – Tích lũyđầu tư từ đây

Finhay, chủ quản của Chứng khoán Vina (VNSC): Giấy phép số 50/UBCK-GPHĐKD do Ủy ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp ngày 29 tháng 12 năm 2006

Cùng chủ đề

Phân tích cổ phiếu cao su: Top cổ phiếu cao su nào nên đầu tư trong năm 2025?

Năm 2025 được dự báo là thời điểm bùng nổ của ngành cao su với nhu cầu toàn cầu tăng mạnh và giá cao su duy trì ở mức cao. …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 21-11-2024 4:45:08
Có nên đầu tư cổ phiếu DRC giai đoạn cuối năm 2024 – đầu 2025 không?

Cổ phiếu DRC là doanh nghiệp cao su lớn trong ngành tại Việt Nam, được niêm yết trên sàn HoSE. Với sự tăng trưởng của ngành ô tô, xe máy, …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 20-11-2024 3:13:03
[Minigame] Dám đầu tư – Dám chia sẻ – Quà tặng nhiều vô kể

Bạn đã từng “vượt bão thị trường”, hay có mẹo đầu tư siêu đỉnh? Chỉ cần bạn “khoe” câu chuyện đầu tư của bản thân đến cộng đồng VNSC by Finhay …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 19-11-2024 2:28:27

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K