Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Đầu Tư

Khi nào Startup nên gọi vốn? Các kỹ năng cần có để gọi vốn thành công

View count icon 4825
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Đối với các Founder, cụm từ “gọi vốn” có lẽ là cụm từ không còn gì xa lạ nữa. Nhưng với các nhà khởi nghiệp, không phải ai cũng hiểu rõ về các bước gọi vốn và cách giúp kêu gọi vốn thành công. Trong bài viết dưới đây, Chứng khoán Vina sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về việc gọi vốn, từ đó giúp các nhà khởi nghiệp huy động vốn thành công. 

Gọi vốn là gì?

Gọi vốn (Funding) là hình thức kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài dưới nhiều dạng hình thức, nhằm hỗ trợ hoàn thành dự án của người khởi nghiệp khi họ không có đủ tiền để thực hiện dự án của mình.

gọi-vốn-là-gì

Có thể hiểu đơn giản là: Bạn có ý tưởng để thực hiện một dự án, tuy nhiên bạn lại không có đủ tiền để hoàn thành dự án đó. Bạn trình bày nó ra công chúng hoặc với những nhà đầu tư về những lợi ích mà nó sẽ mang lại. Để từ đó kêu gọi mọi người đầu tư tài chính vào dự án của bạn và hoàn thành dự án này. 

Khi nào cần gọi vốn?

Khi đã hiểu được thế nào là gọi vốn, một câu hỏi đặt ra đầu tiên cho chúng ta: “Vậy khi nào thì cần gọi vốn”?

Một chủ doanh nghiệp sẽ tiến hành gọi vốn khi dự tính rằng nguồn vốn đó sẽ giúp doanh nghiệp của họ tạo ra được lợi ích và giá trị trong trương lai. Ngoài ra doanh nghiệp chỉ nên gọi vốn khi đảm bảo đã có sự chuẩn bị kỹ càng các kỹ năng gọi vốn.

Các hình thức gọi vốn đầu tư

Dưới đây là một số hình thức gọi vốn đầu tư phổ biến hiện nay:

Từ gia đình, bạn bè

Vay vốn từ gia đình và bạn bè có lẽ là nguồn gọi vốn đơn giản nhất. Bởi các Startup không cần phải trả tiền lãi hàng tháng như vay vốn ngân hàng. Đây như là một điểm cộng đặc biệt đối với các doanh nghiệp mới thành lập, chưa có vốn nhiều. 

Tuy nhiên, vấn đề về đồng tiền, đặc biệt là với người thân bạn bè luôn là một vấn đề nhạy cảm. Thế nên, trước khi ngỏ lời vay mượn vốn đầu tư, hãy cho họ một cái nhìn chi tiết về kế hoạch kinh doanh của bạn. 

Bạn kinh doanh vì mục đích gì? Định hướng hoạt động trong tương lai như thế nào? Và quan trọng hơn: Khi nào bạn có thể hoàn trả vốn cho họ? Với kế hoạch chi tiết, gia đình và bạn bè của bạn sẽ an tâm hơn và quyết định hỗ trợ cho bạn. 

Gọi vốn cộng đồng

Đây là hình thức kêu gọi vốn đầu tư khá mới, khi bạn có thể kêu gọi sự hỗ trợ từ đám đông hay công chúng. Một khi Startup cho thấy những giá trị của dự án sẽ mang lại cho cộng đồng, thì họ sẽ có cơ hội nhận được vốn từ đám đông. Điển hình như Thỏ Bảy Màu một nhân vật giả tưởng yêu thích của cộng đồng Việt Nam đã gọi vốn cộng đồng thành công để thực hiện Series hoạt hình dài tập với giá trị 1,3 tỷ đồng.

Gọi-vốn-cộng-đồng

Vay vốn ngân hàng 

Hình thức gọi vốn này dường như không còn gì xa lạ đối với các doanh nghiệp. Vay vốn ngân hàng có thể áp dụng đối với các doanh nghiệp đã có một khoản tài chính nhất định từ hoạt động kinh doanh. Nhược điểm của hoạt động vay vốn ngân hàng, đó là doanh nghiệp phải trả một khoản tiền lãi hàng tháng. Trong tình hình lạm phát, lãi suất tăng cao như hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang “điêu đứng” vì khoản lãi ngân hàng quá lớn.

Gọi vốn Shark Tank 

Giờ đây các chương trình truyền hình khá phổ biến. Ngoài vai trò mang tính giải trí, không thiếu các chương trình truyền hình thực tế được tạo ra nhằm hỗ trợ doanh nghiệp kêu gọi vốn đầu tư, điển hình là Shark Tank. Đây là chương trình kêu gọi vốn khá nổi tiếng trong thời gian gần đây khi đã trải qua rất nhiều mùa phát sóng. 

Shark-tank

Ưu điểm của chương trình này là doanh nghiệp được nhận sự trợ giúp từ các cố vấn là những CEO của các doanh nghiệp có tiếng. Ngoài ra, họ còn có cơ hội truyền thông thương hiệu của mình đến với khán giả, từ đó doanh nghiệp có thể đa dạng được nguồn gọi vốn từ công chúng. 

Từ các quỹ đầu tư mạo hiểm

Một hình thức gọi vốn khác đó là từ các quỹ đầu tư mạo hiểm. Thông thường, để đảm bảo hiệu quả đầu tư, các công ty đầu tư mạo hiểm có những yêu cầu cao hơn. Tuy nhiên, họ cũng sẽ có số tiền lớn hơn gấp nhiều lần so với những nhà đầu tư thiên thần – những cá nhân giàu có, thường hỗ trợ tài chính của dự án bằng chính tiền của mình. Cũng chính vì lý do đó, những quỹ đầu tư mạo hiểm có xu hướng kiểm soát và tầm ảnh hưởng nhất định đến quyết định của công ty. 

Vì vậy, để có thể thuyết phục được các nhà đầu tư mạo hiểm, đòi hỏi doanh nghiệp phải có bản kế hoạch, định hướng mô hình kinh doanh rõ ràng. Đồng thời, thể hiện tiềm năng tăng trưởng trong tương lai.

Các kỹ năng để gọi vốn thành công

Kêu gọi đầu tư chưa bao giờ là việc đơn giản. Để nâng cao cơ hội kêu gọi vốn thành công, Startup cần chuẩn bị cho mình những kỹ năng sau đây: 

Kỹ năng nhìn nhận vấn đề

Với khía cạnh nhà đầu tư: Hãy xem xét nhà đầu tư mình đang nhắm đến là ai? Mục tiêu của họ đối với dự án, cũng như là các yêu cầu đối với dự án.

Ngoài ra, người gọi vốn cần phải có một bức tranh tổng quát đối với doanh nghiệp của mình. Trong đó có các thông tin về kế hoạch, mục tiêu, định hướng phát triển trong tương lai. Từ đó, Startup có thể truyền đạt những thông tin cần thiết để thuyết phục nhà đầu tư và đạt được mức vốn theo nhu cầu. 

Sự kiên trì

Không phải ai cũng có thể dễ dàng rót vốn cho doanh nghiệp của bạn, kể cả những người thân và bạn bè của mình. Vì thế, đừng nản lòng mà hãy kiên trì tìm cách phát triển dự án của mình. 

Startup có thể đa dạng hóa các nhà đầu tư rót vốn. Bên cạnh đó hãy không ngừng hoàn thiện bức tranh doanh nghiệp một cách rõ ràng và cụ thể. Điều này sẽ giúp bạn nâng cao cơ hội thành công trong việc kêu gọi vốn. 

Kỹ năng thuyết trình

Một kỹ năng quan trọng không thể thiếu đó là kỹ năng thuyết trình. Bạn không thể thuyết phục ai đó rót vốn cho mình bằng những lời nói ấp úng, không chắc chắn về những gì mình đang nói. 

Kỹ-năng-thuyết-trình

Thế nên, trước khi gọi vốn, hãy tập duyệt trước gương những gì mình sắp sửa nói, rèn luyện phong thái tự tin để có thể chia sẻ cho nhà đầu tư hiểu hơn về doanh nghiệp. Từ đó thuyết phục họ đầu tư vào dự án của mình. 

Làm thế nào để kêu gọi vốn đầu tư thành công?

Bạn phải có một ý tưởng tốt 

Để bắt đầu một mô hình kinh doanh, hiển nhiên là bạn phải có ý tưởng. Và ý tưởng ấy phải đảm bảo được tính khả thi, gây hứng thú cho mọi người, ít nhất là cho gia đình, bạn bè của bạn. 

Ngoài ra, để có thể hỗ trợ hiện thực hóa ý tưởng của mình, bạn có thể chia sẻ ý tưởng này đến với những người bạn cùng chung chí hướng. Mọi người có thể cùng nhau thực hiện và vượt qua những khó khăn. Bạn cũng đừng ngần ngại mà hãy chia sẻ chúng đến với mọi người vì có thể sẽ có nhiều người thích điều đó. Một ý tưởng tốt sẽ đem lại thành công bất ngờ cho bạn

Tạo ra một mối quan hệ bình đẳng

Bạn không nên để mình ở trong tâm thế: “Mình cần sự rót vốn từ các nhà đầu tư”. Bên cạnh việc quan tâm đến lợi ích của mình, hãy cho các nhà đầu tư thấy những giá trị mà họ nhận được khi quyết định bỏ tiền đầu tư vào bạn. Một mối quan hệ Win – Win sẽ mang lại giá trị bền vững lâu dài trong tương lai. 

Liên tục tìm kiếm nhà đầu tư trong quá trình khởi nghiệp

“Đừng bỏ hết trứng vào cùng một rổ”, hãy đa dạng hóa các nguồn đầu tư. Việc liên tục tìm kiếm các nhà đầu tư trong quá trình khởi nghiệp sẽ rèn luyện và trau dồi cho Startup nhiều kỹ năng như kỹ năng kiên trì, kỹ năng thuyết trình… 

Ngoài ra trong quá trình tìm kiếm như vậy, Startup sẽ có cơ hội để hoàn thiện phần hồ sơ. Từ đó, sẽ giúp thu hút thêm nhiều nhà đầu tư và chọn ra được nhà đầu tư phù hợp nhất theo từng mốc thời gian. 

Các bước kêu gọi vốn đầu tư 

Thông thường, việc kêu gọi vốn đầu tư sẽ phải trải qua các bước sau:

Chuẩn bị

Nắm rõ các chỉ số kinh doanh và nhu cầu gọi vốn

Hãy xác định với mô hình kinh doanh của mình, đâu là chỉ số quan trọng, đâu là chỉ số cho sự tăng trưởng và tiềm năng phát triển. Nắm được các chỉ số kinh doanh sẽ giúp Startup và nhà đầu tư tiềm năng xác định được vấn đề và nhu cầu hiện tại của mình. Từ đó hoạch định được những gì cần phải làm trong thời gian tới, cũng như là lượng vốn cần kêu gọi. 

Ngoài ra, khi tổng hợp các chỉ số đó thành một tổ hợp Data, nhà đầu tư cũng sẽ dễ dàng nắm bắt được tình hình kinh doanh hiện tại của Startup hơn. Các số liệu trong Data cũng cần được sàng lọc kỹ càng để có thể đưa ra các chỉ số chính xác nhất, nhằm phục vụ cho nhu cầu gọi vốn của Startup. 

Xác định lượng vốn cần gọi và xây dựng các kế hoạch dự phòng

Sau khi đã xác định được các chỉ số kinh doanh và mục đích của việc gọi vốn, tiếp theo hãy xác định lượng vốn cần gọi. Bạn cần đưa ra được một con số cụ thể cho số vốn cần gọi, cũng như là mục đích sử dụng vốn trong thời gian từ 1 – 2 năm tới.

xác-định-số-vốn-cần-gọi

Ngoài ra, Startup cũng cần phải lập kế hoạch dự phòng trong trường hợp doanh nghiệp không kêu gọi đủ vốn hay “cạn tiền” trước khi thu được lợi nhuận. Vậy đâu là phương án để bạn có thể kéo dài thời gian, cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp trước khi kêu gọi được sự tài trợ? Hãy chuẩn bị nhiều phương án cho kịch bản xấu nhất.

Định giá công ty và lập bảng tổng hợp thông tin phân tích chi tiết 

Trong quá trình gọi vốn, nhiều nhà đầu tư sẽ đặt ra câu hỏi, với số tiền đầu tư như vậy sẽ đổi lại bao nhiêu phần trăm cổ phần. Thế nên, bạn cần phải tiến hành ước lượng định giá doanh nghiệp của mình. 

Sau đó, hãy tính toán Cap Table – là bảng tổng hợp thông tin và phân tích phần trăm cổ phần, giá trị cổ phần và tổng số vốn góp sau các vòng kêu gọi đầu tư. Cuối cùng, hãy xem xét bạn còn nắm giữ bao nhiêu cổ phần sau vòng gọi vốn này. Hầu hết các nhà đầu tư đều muốn nắm giữ nhiều cổ phần nhất có thể, trong khi người gọi vốn lại muốn giữ được quyền điều hành công ty. Vì thế, bạn cần cân đối, hài hoà được điều này trong quá trình gọi vốn. 

Bên cạnh đó, để có được những lời cố vấn thích hợp nhất, Startup cũng nên thảo luận với các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Để từ đó, họ có thể đưa ra lời tư vấn thích hợp để định giá công ty, chiến lược gọi vốn và cấu trúc đầu tư thích hợp. 

Chuẩn bị Pitch Deck

Pitch Deck là tài liệu tổng hợp những thông tin tổng quan và cốt lõi nhất về doanh nghiệp. Đây là một trong những tài liệu quan trọng trong các vòng gọi vốn của Startup.

Một Pitch Deck sẽ có rất nhiều nội dung. Bạn cần phải chọn ra những nội dung ấn tượng nhất để trình bày cho nhà đầu tư, cũng như thuyết phục họ đầu tư cho dự án của mình.  

Bạn hãy kể một câu chuyện truyền cảm hứng, đó có thể là lý do để bạn thực hiện dự án này. Thêm vào đó, ngoài các thông tin giới thiệu, hãy nói thêm về năng lực đội ngũ, tiềm năng thị trường, tỷ lệ tăng trưởng trong tương lai….

Dưới đây là nội dung của một Pitch Deck cơ bản cần có: 

  • Thông tin về doanh nghiệp: Tên, logo, lĩnh vực hoạt động
  • Thực trạng thị trường đối với lĩnh vực của doanh nghiệp 
  • Giải pháp cho thực trạng
  • Traction: Các chỉ số đo lường cho thấy Product Market Fit hoặc tiềm năng đạt đến Product – Market Fit
  • Thị trường kinh doanh, lĩnh vực hoạt động hướng đến
  • Tầm nhìn cũng như là chiến lược phát triển trong tương lai của doanh nghiệp 
  • Năng lực của đội ngũ
  • Mức vốn cần gọi và mục đích sử dụng nguồn vốn ấy như thế nào?

Pitch-Deck

Chọn nhà đầu tư

Hãy lập danh sách các nhà đầu tư tiềm năng phù hợp với doanh nghiệp của mình (về tầm nhìn, mục tiêu, quy mô đầu tư, lĩnh vực đầu tư….). Và cũng đừng quên tham khảo các ý kiến từ những nhà đầu tư hiện tại – những người đã góp vốn vào doanh nghiệp của bạn, để họ cho các góp ý đối với những nhà đầu tư mới, về cách tiếp cận sao cho phù hợp. 

Với sự giúp đỡ từ những nhà đầu tư này, bạn có thể nhận được lời giới thiệu đến với các quỹ đầu tư mới. Từ đó tăng thêm vị thế và uy tín để thương thảo. 

Thực hiện bài thuyết trình cho dự án của mình

Thông thường, các Startup sẽ mất khoảng 30 phút đến 1 tiếng để trình bày và phản biện trước các nhà đầu tư. Vì thế hãy không ngừng rèn luyện và nhận đánh giá từ mọi người để có một buổi thuyết trình thật tốt. 

Các nhà đầu tư sẽ cực kỳ quan tâm đến tầm nhìn của các founder. Hãy kể một câu chuyện đầy cảm hứng, là lý do để bạn tạo ra dự án này, giá trị mà bạn muốn tạo ra và khao khát, quyết tâm để đạt được giá trị đó. 

Tài chính luôn là vấn đề luôn được quan tâm đối với các Startup trong quá trình hiện thực hóa ý tưởng của mình. Mong rằng bài viết trên như là cuốn sổ tay cung cấp các kiến thức cần thiết cho các nhà khởi nghiệp về “gọi vốn” và các bước kêu gọi vốn đầu tư. Từ đó giúp nâng cao hiệu quả gọi vốn cho bạn trong tương lai.

Cùng chủ đề

Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam qua các năm như thế nào?

Lạm phát là một trong những thước đo quan trọng phản ánh tình trạng kinh tế của một quốc gia. Tại Việt Nam, tỷ lệ lạm phát những năm gần …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 23-12-2024 11:26:57
Top 3 công cụ tính lãi kép online hữu ích

Lãi kép là chiến lược tài chính hiệu quả giúp tăng trưởng tài sản vượt trội, được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng. Tuy nhiên, để tính toán chính xác …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 19-12-2024 5:12:06
(Cập nhật liên tục) Mức lãi suất ngân hàng nào cao nhất năm 2024?

Lãi suất ngân hàng nào cao nhất năm 2024? Gửi tiết kiệm là một hình thức đầu tư được những người có khẩu vị rủi ro thấp lựa chọn. Cách …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 18-12-2024 3:16:16

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K