Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Chứng khoán cơ sở

Giá đóng cửa điều chỉnh là gì? Khác biệt gì khi so sánh với giá đóng cửa?

View count icon 3283
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Để đầu tư hiệu quả, an toàn khi tham gia chứng khoán, bạn cần tìm hiểu những khái niệm liên quan đến thị trường. Trong đó, giá đóng cửa điều chỉnh là khái niệm được nhiều người quan tâm. Đây là thông tin phản ánh trực tiếp giá trị cổ phiếu, làm cơ sở để nhà đầu tư ra quyết định trong những phiên giao dịch tiếp theo. Vậy giá đóng cửa điều chỉnh là gì? 

Giá đóng cửa là gì?

Giá đóng cửa (Closing Price). Đây là mức giá thị trường của cổ phiếu vào lúc kết thúc phiên giao dịch chứng khoán. Mức giá đóng cửa của ngày hôm trước được dùng để tham chiếu cho phiên giao dịch ngày tiếp sau. Quy trình này được lặp lại tuần hoàn theo chu kỳ ngày tạo nên sự biến đổi liên tục về giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. 

gia-dong-cua

Tại sàn HOSE, giá đóng cửa được xác định vào phiên ATC. Nhà đầu tư khi muốn tham gia vào thị trường chứng khoán cần biết khái niệm cơ bản này để hiểu rõ về giá trị cổ phiếu và có kế hoạch đầu tư phù hợp.

Giá đóng cửa điều chỉnh là gì?

Giá đóng cửa điều chỉnh (Adjusted Closing Price) là mức giá sửa đổi từ giá đóng cửa phản ánh giá trị thực của cổ phiếu sau khi công ty có bất kỳ hành động nào làm biến động giá. Mức giá này thường được áp dụng khi phân tích hiệu suất hoạt động trong quá khứ và kiểm tra lịch sử lợi nhuận của doanh nghiệp.

Giá đóng cửa vào cuối phiên giao dịch là giá thô, cho nhà đầu tư thấy giá trị tiền mặt của mỗi cổ phiếu lúc thị trường kết thúc ngày. Còn những yếu tố tạo nên giá đóng cửa được điều chỉnh bao gồm các hành động của doanh nghiệp như chia cổ phiếu, chia cổ tức và chào bán quyền mua. 

Ví dụ như khi doanh nghiệp thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu thì số lượng cổ phiếu tăng lên nhưng giá trị vốn hóa không đổi nên giá trên mỗi Cổ phiếu sẽ bị sụt giảm. Chính vì thế, giá đóng cửa điều chỉnh được coi là yếu tố chính xác hơn để định giá. 

Bản chất của giá đóng cửa điều chỉnh

Giá trị cổ phiếu trên thị trường chứng khoán được thể hiện bằng cả giá đóng cửa và giá đóng cửa điều chỉnh. Một mức giá chốt khi đóng cửa còn một loại giá được thay đổi bởi các hoạt động của công ty khiến giá trị cổ phiếu biến động. 

Tuy nhiên, không phải phiên giao dịch nào hay mã cổ phiếu nào cũng có giá đóng cửa điều chỉnh. Mức giá này chỉ xuất hiện khi công ty có hoạt động làm thay đổi giá cổ phiếu.

adjusted-closing-price

Yếu tố cung cầu của nhà đầu tư cũng là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu. Chia tách cổ phiếu, trả cổ tức và chào bán quyền khiến giá cổ phiếu doanh nghiệp thay đổi và giá sẽ được điều chỉnh. Giá đóng cửa điều chỉnh cung cấp thông tin để các nhà đầu tư nắm về hiệu quả của cổ phiếu, sự thay đổi số lượng cổ phiếu tại thời điểm hiện tại so sánh trong quá khứ.

Số lượng Cổ phiếu tăng giúp công ty có thêm nguồn vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh. Các nhà đầu tư kỳ vọng nhiều hơn về tiềm năng tăng trưởng, tăng doanh thu của doanh nghiệp trong tương lai. Từ đó đẩy mức cầu tăng cao. Tuy nhiên, nếu nguồn vốn đó không được sử dụng hiệu quả, trong thời gian dài, kỳ vọng của nhà đầu tư sẽ giảm, dẫn tới giảm cầu. 

Lưu ý rằng điều chỉnh giá không khiến cho cổ phiếu rẻ đi. Khi số lượng cổ phiếu tăng lên thì giá sẽ giảm đi để cân bằng, đảm bảo vốn hoá của doanh nghiệp không đổi. Vì thế, chỉ số P/E của cổ phiếu vẫn không thay đổi cả khi trước và sau điều chỉnh giá.

Có bao nhiêu loại giá đóng cửa điều chỉnh?

Giá điều chỉnh khi chia tách cổ phiếu

Chia tách cổ phiếu là việc công ty phát hành thêm cổ phiếu theo tỷ lệ nhất định và khiến mức giá trở nên phù hợp hơn với các nhà đầu tư tầm trung. Việc chia tách này không làm biến đổi tổng giá trị vốn hóa mà chỉ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu đang lưu hành trên sàn chứng khoán. Thường cổ phiếu sẽ chia tách khi thị giá của nó đã ở mức rất cao.

y-nghia-gia-dong-cua-dieu-chinh

Ví dụ:

ban điều hành của một công ty quyết định chia tách cổ phiếu theo tỷ lệ 3:1. Khi đó, số lượng cổ phiếu đang lưu hành sẽ tăng theo bội số của 3 còn giá cổ phiếu thì chia cho 3. Giả sử mức giá đóng của cổ phiếu công ty đó là 90.000 VND trước khi chia cổ phiếu, giá điều chỉnh sẽ chia 3 thành 30.000 VND/cp nhằm đảm bảo sự nhất quán. Mọi giá đóng cửa trước đó cũng được chia cho 3 để có giá đóng cửa điều chỉnh. 

Giá điều chỉnh khi trả cổ tức

Một hình thức khác của giá đóng cửa điều chỉnh là khi doanh nghiệp trả cổ tức cho cổ đông, thông qua hình thức tiền mặt hoặc cổ phiếu. 

Ví dụ:

một công ty có chính sách trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ là 20%. Lúc này, giá điều chỉnh sẽ tương ứng với số lượng cổ phiếu tăng lên. Nếu mức giá đóng cửa là 100.000đ, với tỷ lệ chia cổ tức như trên, mức giá đóng cửa điều chỉnh sẽ là: 100.000/(1+20%) = 83,300 đồng.

Giá điều chỉnh khi có các ưu đãi quyền

Giá đóng cửa đã điều chỉnh cũng thể hiện những đợt chào bán quyền ưu tiên của mỗi doanh nghiệp. Chào bán quyền chính là hành động phát hành quyền ưu tiên được trao đến cổ đông trong công ty, cho phép họ đăng ký phát hành quyền tương ứng với số cổ phần đang nắm giữ. Điều này khiến giảm giá trị của cổ phiếu đang lưu hành vì nguồn cung tăng thêm khiến cổ phiếu bị pha loãng.

so-sanh-gia-dong-cua-va-gia-dieu-chinh

Ví dụ:

Một công ty chào bán quyền cho các cổ được được hưởng thêm 1 cổ phiếu cho mỗi 2 cổ phiếu đang nắm giữ. Cổ phiếu giao dịch tại mức 45.000 VND và các cổ đông có thể mua thêm với giá ưu đãi là 40.000 VND. Sau đợt chào bán quyền này, giá đóng cửa điều chỉnh sẽ được tính dựa trên hệ số điều chỉnh và mức giá đóng cửa.

So sánh giá đóng cửa điều chỉnh và giá đóng cửa

Giống nhau: Cả hai loại giá đóng cửa điều chỉnh và giá đóng cửa đều được nhà đầu tư sử dụng để phân tích giá trị cổ phiếu khi đầu tư. Một cổ phiếu có gồm cả giá điều chỉnh và giá đóng cửa. Dù thông số định giá khác nhau nhưng đây cũng là một cơ sở để nhà đầu tư nắm vững thông tin, tình hình giá cổ phiếu. 

Khác nhau: 

Điểm khác nhau giữa giá đóng cửa và giá đóng cửa điều chỉnh là gì? Dưới đây là một số khác biệt cơ bản: 

Giá đóng cửa Giá đóng cửa điều chính
Đơn thuần đề cập đến giá vốn của cổ phiếu khi thị trường đóng cửa vào cuối ngày.  Thể hiện sự điều chỉnh đã được tính toán, thực hiện trên giá đóng cửa của cổ phiếu, phản ánh chính xác hơn giá cổ phiếu. 
Là mức giá thô, chỉ thể hiện giá trị tiền mặt của cổ phiếu vào cuối ngày.  Phản ánh sự thay đổi của giá cổ phiếu trong các đợt điều chỉnh của công ty như phát hành cổ phiếu, chia tách cổ phiếu, chia cổ tức… Hỗ trợ nhà đầu tư kiểm tra lợi nhuận trong quá khứ của doanh nghiệp, cung cấp thông tin chính xác về vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đó. 
Chỉ có một mức giá duy nhất vào cuối ngày, đây cũng là giá tham chiếu vào phiếu giao dịch tiếp theo của cổ phiếu. Giá đóng cửa thay đổi theo từng ngày Chia thành nhiều loại như điều chỉnh giá do chia tách cổ phiếu, điều chỉnh giá do chia cổ tức…. 

Cách tính giá đóng cửa điều chỉnh trên thị trường

Nếu như bạn chỉ sử dụng giá đóng cửa để phân tích thì có thể dẫn tới việc sai lệch thông tin nhiều hơn, khiến việc ra quyết định thiếu chính xác. Nhà đầu tư cần lưu ý tới giá đóng cửa điều chỉnh để có cái nhìn toàn diện và ra quyết định chính xác hơn.

cach-tinh-gia-dieu-chinh

Cách tính giá đóng cửa điều chỉnh sẽ có sự khác biệt với từng hoạt động của công ty. Hãy cùng tìm hiểu các ví dụ dưới đây: 

Ví dụ tính giá điều chỉnh khi tách cổ phiếu

Trường hợp một công ty A đang muốn tách theo tỷ lệ là 1:3. Khi đó, 1 cổ phiếu được chia thành 3 phần. Số lượng cổ phiếu lưu hành tăng theo bội số của 3 đồng thời giá trị được chia đều cho 3. 

Cụ thể ban đầu công ty có 3 triệu cổ phiếu đang lưu thông trên thị trường, giá đóng cửa là 90.000 VND/cổ phiếu. Sau khi tách, giá đóng cửa điều chỉnh chia cho 3 nghĩa là ở mức giá 30.000 VND/cổ phiếu. Số lượng tăng lên 9 triệu cổ. Mọi giá đóng cửa trước thời gian đó đều được chia theo tỷ lệ 3 để có giá đóng cửa đã được điều chỉnh. 

Ví dụ tính giá điều chỉnh khi chia phần cổ tức

Hiện các công ty có 2 phương thức chia cổ tức cho cổ đông là cổ phiếu và tiền mặt. Nếu chia theo tiền mặt thì giá điều chỉnh bằng với giá đóng cửa phiên giao dịch trước đó trừ đi giá trị của cổ tức tương ứng. Ví dụ như công ty X có giá đóng cửa ngày trước là 45.000VND/cp và trả cổ tức 3.000VND/cp. Mức giá đóng cửa điều chỉnh là khoản chênh còn lại: 45.000 – 3.000 = 42.000 VND.

Nếu công ty chia cổ tức bằng cổ phiếu thì giá điều chỉnh tính theo số lượng cổ phiếu tăng thêm. Công ty Y có giá đóng cửa là 50.000 VND, chia cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 100:20 (nghĩa là 20%). Vậy giá điều chỉnh sẽ tính theo: 50.000/(1+20%) = 41.700 VND.

Ví dụ tính giá điều chỉnh khi phát hành quyền

Công ty B tuyên bố sẽ phát hành thêm cổ phiếu theo tỷ lệ 2:1 với mức giá 10.000 VND. Có nghĩa là cổ đông đang sở hữu 100cp sẽ được quyền mua ưu tiên 50cp nữa với giá 10.000VND. 

Giả sử mức giá đóng cửa trong phiên giao dịch ngày trước đó là 50.000VND. Như vậy giá điều chỉnh đúng sẽ được tính theo công thức sau:  [50.000 + (10.000 * 0.15)]/ (1+0.15) = 44.700VND.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất giúp bạn hiểu giá đóng cửa điều chỉnh là gì và cách tính cho từng trường hợp. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về giá trị của cổ phiếu, từ đó đưa ra đánh giá doanh nghiệp chính xác, giúp việc đầu tư hiệu quả và an toàn hơn.

Disclaimers: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo và cung cấp thông tin, không phải là lời khuyên đầu tư. Nội dung chia sẻ có thể đã cũ do yếu tố thời gian. Vui lòng chủ động tìm hiểu thêm thông tin.

VNSC by Finhay – Tích lũyđầu tư từ đây

Finhay, chủ quản của Chứng khoán Vina (VNSC): Giấy phép số 50/UBCK-GPHĐKD do Ủy ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp ngày 29 tháng 12 năm 2006

Cùng chủ đề

Phân tích cổ phiếu cao su: Top cổ phiếu cao su nào nên đầu tư trong năm 2025?

Năm 2025 được dự báo là thời điểm bùng nổ của ngành cao su với nhu cầu toàn cầu tăng mạnh và giá cao su duy trì ở mức cao. …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 21-11-2024 4:45:08
Có nên đầu tư cổ phiếu DRC giai đoạn cuối năm 2024 – đầu 2025 không?

Cổ phiếu DRC là doanh nghiệp cao su lớn trong ngành tại Việt Nam, được niêm yết trên sàn HoSE. Với sự tăng trưởng của ngành ô tô, xe máy, …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 20-11-2024 3:13:03
[Minigame] Dám đầu tư – Dám chia sẻ – Quà tặng nhiều vô kể

Bạn đã từng “vượt bão thị trường”, hay có mẹo đầu tư siêu đỉnh? Chỉ cần bạn “khoe” câu chuyện đầu tư của bản thân đến cộng đồng VNSC by Finhay …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 19-11-2024 2:28:27

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K