Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Chứng Khoán

Cách xác định và bí quyết giúp bạn tránh khỏi bẫy giá trị trong đầu tư chứng khoán

View count icon 1406
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Trong đầu tư, việc mắc phải những sai lầm dẫn đến tổn thất tài chính là điều khó có thể tránh khỏi. Tùy vào loại lỗi sai về công cụ, nhận định,… mà mức độ thiệt hại sẽ khác nhau. Trong đó, bẫy giá trị là một lỗi sai mà các nhà đầu tư, kể cả những người nhiều năm kinh nghiệm thường mắc phải. Vậy bẫy giá trị là gì? Làm thế nào để hạn chế sai lầm này trong đầu tư? 

Bẫy giá trị là gì?

Bẫy giá trị (value trap) được hiểu là khi một cổ phiếu/khoản đầu tư được định giá rẻ vì có những thông số định giá thấp trong một khoảng thời gian nhất định. Chẳng hạn như việc định giá sai chỉ số P/E, P/B hay hệ số giá trên dòng tiền khiến người mua đưa ra nhận định sai lầm về giá trị thật của cổ phiếu.

bay-gia-tri

Rất nhiều nhà đầu tư bị thu hút và rơi vào bẫy giá trị trong quá trình tìm kiếm một món hời. Họ nghĩ rằng cổ phiếu này có vẻ rẻ hơn so với cổ phiếu khác cùng ngành/cùng hệ số giá lịch sử tương đồng. 

Đặc điểm của bẫy giá trị là gì?

Các thông số định giá thấp khi nhắc đến bẫy giá trị có thể đến như P/B, P/E,… Rất nhiều nhà đầu tư trên thị trường dựa vào các chỉ số này để tìm kiếm cổ phiếu có mức giá thấp. Cơ sở này không còn xa lạ với nhiều nhà đầu tư khi họ muốn định giá một cổ phiếu cũng như khi ra quyết định mua vào.

Theo đó:

  • Khi P/E thấp: Hiểu rằng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang được cải thiện, lợi nhuận tăng, giá trị sổ sách tăng, …
  • Khi P/B <1: Nhà đầu tư đang đánh giá giá trị thị trường của doanh nghiệp thấp hơn so với giá trị sổ sách của nó.

Tại sao P/E thấp ở một thời điểm nào đó? Có 2 nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này: 

  • Do hoạt động kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu tăng, kéo theo P/E thấp. 
  • Do lợi nhuận bất thường từ hoạt động thanh lý, bán công ty con,… làm EPS tăng, khiến P/E giảm.

Ngoài ra, cổ phiếu cũng có thể trở thành bẫy giá trị nếu doanh nghiệp không thực hiện cải tiến, thay đổi trong lợi thế cạnh tranh, tăng khả năng kiểm soát chi phí, quản lý, điều hành,…

dac-diem-cua-bay-gia-tri

Một vài đặc điểm khác của bẫy giá trị có thể kể tới như:

  • Giá cổ phiếu thấp có vẻ rất hấp dẫn trong khi tổ chức phát hành giao dịch với các hệ số giá thu nhập/dòng tiền/giá trị sổ sách thấp trong một khoản thời gian dài. Khi đó cổ phiếu sẽ trở thành bẫy giá trị nếu doanh nghiệp không chịu cải tiến vật chất, đổi mới, kiểm soát chi phí, quản lý điều hành hiệu quả.
  • Doanh nghiệp có lịch sử hoạt động tăng trưởng trong quá khứ vẫn có thể là một bẫy giá trị nếu họ không chịu thay đổi để gia tăng doanh thu, lợi nhuận. Chẳng hạn như thực hiện việc tung sản phẩm mới, dịch vụ mới, tối ưu chi phí sản xuất, vận hành,…

Xác định bẫy giá trị bằng cách nào?

Như đã nói ở trên, bẫy giá trị sẽ xuất hiện khi giá cổ phiếu thấp trong một khoảng thời gian dài. Nguyên nhân có thể là do công ty gặp bất ổn về tài chính, chưa nhìn thấy dấu hiệu tăng trưởng trong tương lai, hoạt động kinh doanh mang lại thu nhập thấp… 

Để xác định bẫy giá trị, nhà đầu tư cần phải phân tích về cổ phiếu một cách kỹ lưỡng, thực hiện các hoạt động như:

  • Theo dõi tình hình doanh nghiệp, dòng tiền, tình hình kinh doanh
  • Đánh giá giá trị sổ sách trong một khoảng thời gian cụ thể, sự cạnh tranh của tổ chức 
  • Quản lý của ban điều hành có mang lại hiệu quả hay không?… 

Nếu các phân tích cho ra kết quả khả quan mà thông số định giá thấp thì khả năng cao cổ phiếu đang bị định giá thấp, bạn nên mua vào. Ngược lại nếu có quá nhiều dấu hiệu xấu trong một doanh nghiệp, có thể mã cổ phiếu đó là một bẫy giá trị và bạn nên tránh xa, loại bỏ nó khỏi danh sách đầu tư của mình.

Sau đây là một vài trường hợp để bạn dễ dàng hình dung khi xác định bẫy giá trị:

  • Một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp có cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường với hệ số giá thu nhập là 10 lần trong 6 tháng vừa qua, trong khi đó mức trung bình 5 năm là 15 lần. 
  • Một tổ chức thuộc lĩnh vực truyền thông nhận được mức định giá theo chỉ số EV/EBITDA dao động từ 6 – 8 lần trong 12 tháng vừa qua. Trong khi mức trung bình 10 năm của công ty này là 12 lần. 
  • Một ngân hàng có mức định giá theo P/B (hệ số giá trên giá trị sổ sách) là 0,75 lần nhưng mức trung bình 8 năm qua là 1,20 lần.   

nguyen-nhan-bay-gia-tri

Nhìn chung mức định giá của doanh nghiệp/cổ phiếu thấp hơn mức trung bình trong lịch sử là một dấu hiệu cơ bản để bạn đặt nghi vấn liệu nó có phải là bẫy giá trị hay không.

Làm sao để không bị rơi vào bẫy giá trị?

Theo quan điểm của các chuyên gia đầu tư

Nếu bạn là một nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường, khả năng rơi vào bẫy giá trị sẽ rất lớn nếu bạn không có đánh giá, phân tích thật kỹ từng khoản đầu tư của mình.

Bẫy giá trị đôi khi bị xem là một món hời vì bạn nghĩ rằng mình mua được mã cổ phiếu với mức giá thấp hơn giá trị nội tại của nó. Nhưng nếu mã cổ phiếu này là một bẫy giá trị thì bạn sẽ bị thiệt hại thay vì đợi giá tăng và chốt lời như mong đợi.

Có rất nhiều cách để bạn không rơi vào bẫy giá trị, nhưng yếu tố cốt lõi nhất là bạn phải dành thời gian nghiên cứu, theo dõi để có được góc nhìn chính xác về cổ phiếu hay chính các tổ chức phát hành. Sau đây là một số quan điểm của những nhà đầu tư nổi tiếng thế giới về bẫy giá trị để bạn học thêm nhiều kinh nghiệm “sống còn” trên thị trường chứng khoán:

  • Ricky Sandler từng nói: “Một trong những mối nguy hiểm lớn nhất của việc đầu tư giá trị là bạn ra quyết định đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh đã từng có chất lượng cao và đang giảm sút chất lượng từng ngày”. Nếu bạn thấy một mã cổ phiếu của doanh nghiệp bị định giá thấp hơn giá trị nội tại của nó, hãy cẩn trọng và tìm hiểu về tổ chức phát hành. Bạn nên tìm hiểu về lịch sử hoạt động cũng như đánh giá tiềm năng tăng trưởng của nó thay vì ngay lập tức đặt lệnh mua. 
  • Nhà đầu tư Preston Athey nói rằng: Cách tốt nhất để tránh bẫy giá trị là đặt câu hỏi tại sao cổ phiếu này lại rẻ như vậy. Bởi vì giá càng rẻ nghĩa là thị trường đang cố cảnh báo cho bạn một điều gì đó bất ổn. Trong trường hợp này, cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ra quyết định.
  • Theo quan điểm của Joe Huber: Việc đối chiếu giữa báo cáo thu nhập và báo cáo lưu chuyển tiền tệ để xác định các khoản tiền thiếu hụt vĩnh viễn/định kỳ trong dòng tiền kiếm được là cách để xác định bẫy giá trị tiềm ẩn. Theo Joe Huber, giá trị của cổ phiếu phụ thuộc hoàn toàn vào tình hình hoạt động và tiềm năng tăng trưởng của tổ chức phát hành. Phân tích cổ phiếu là phân tích chính doanh nghiệp đó, việc này cần trở thành một quy trình trong quá trình đầu tư vì nó giúp bạn tránh khả năng rơi vào bẫy giá trị cao nhất.

Giữ vững tâm lý, đặt ra những câu hỏi

Có đôi khi, quyết định đầu tư chỉ dựa vào các chỉ số sẽ dẫn đến sai lầm, vì bạn đã vô tình bỏ qua nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn như quyết định của ban quản lý, nhà điều hành, bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp,… Vì vậy, bạn nên đặt những câu hỏi, bất kỳ câu hỏi gì xoay quanh cổ phiếu để biết được lý do tại sao bạn phải bỏ tiền đầu tư vào nó.

xac-dinh-bay-gia-tri

Yếu tố tâm lý có tác động rất lớn đến nhà giao dịch khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Nếu không có sự nhất quán trong quan điểm, bạn dễ bị lung lay bởi những biến động của thị trường, từ đó đưa ra quyết định sai lầm.

Như vậy, bẫy giá trị hoàn toàn có thể tránh khỏi nếu nhà đầu tư dành thời gian suy nghĩ, nghiên cứu, tiếp cận sự việc ở nhiều góc độ đánh giá để không bỏ lỡ bất kỳ dấu hiệu xấu nào. Việc này đòi hỏi một quá trình học hỏi lâu dài, đến khi bạn hiểu rõ về giá trị trong đầu tư. Từ đó hình thành một chiến lược đầu tư của riêng mình, tuân thủ và duy trì sự nhất quán trong suốt quá trình đó. 

Bẫy giá trị trong đầu tư chứng khoán là một khái niệm không còn quá xa lạ với nhà đầu tư. Và trên thực tế có rất nhiều người bị thiệt hại tài chính khi rơi vào “bẫy” này. Hy vọng những thông tin về bẫy giá trị mà Chứng khoán Vina chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho quá trình đầu tư của mọi người. Qua đó hạn chế rủi ro, nâng cao lợi nhuận trên con đường đầu tư của mình.

Cùng chủ đề

Phân tích cổ phiếu cao su: Top cổ phiếu cao su nào nên đầu tư trong năm 2025?

Năm 2025 được dự báo là thời điểm bùng nổ của ngành cao su với nhu cầu toàn cầu tăng mạnh và giá cao su duy trì ở mức cao. …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 21-11-2024 4:45:08
Có nên đầu tư cổ phiếu DRC giai đoạn cuối năm 2024 – đầu 2025 không?

Cổ phiếu DRC là doanh nghiệp cao su lớn trong ngành tại Việt Nam, được niêm yết trên sàn HoSE. Với sự tăng trưởng của ngành ô tô, xe máy, …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 20-11-2024 3:13:03
[Minigame] Dám đầu tư – Dám chia sẻ – Quà tặng nhiều vô kể

Bạn đã từng “vượt bão thị trường”, hay có mẹo đầu tư siêu đỉnh? Chỉ cần bạn “khoe” câu chuyện đầu tư của bản thân đến cộng đồng VNSC by Finhay …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 19-11-2024 2:28:27

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K