Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Tin Thị Trường

Bản tin thị trường ngày 21/02: cổ phiếu tài chính sụt giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng

View count icon 1259
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Sau phiên tăng rực rỡ vào hôm qua, VN-Index đã đảo chiều giảm trở lại. Kết phiên, VN-Index mất gần 4,5 điểm. Áp lực bán tiếp tục duy trì ở vùng giá thấp. Thanh khoản hôm nay tiếp tục tăng nhẹ, nhưng các nhà đầu tư nước ngoài vẫn giữ đà bán ròng với giá trị bán ròng hơn 72 tỷ đồng. 

Sau phiên tăng rực rỡ vào hôm qua, VN-Index đã đảo chiều giảm trở lại.

Ngay khi vừa mở cửa, VN-Index vẫn giữ được nhịp tích cực từ hôm qua, sắc xanh ngập tràn. Đà tăng của thị trường được duy trì vào kéo dài đến 11h, sau đó chỉ số đại diện sàn HOSE bắt đầu đảo chiều và kết phiên sáng dưới tham chiếu.

Sang đến buổi chiều, VN-Index tiếp tục diễn biến giằng co quanh tham chiếu, sau đó sụt giảm và đóng cửa ở mức điểm thấp nhất trong ngày, đạt ngưỡng 1.082,23 điểm, mất -4,46 điểm, tương đương với 0,41%. VN30-Index mất 6,46 điểm, còn 1.080,9 điểm (-0,59%).

Trên HOSE có 182 mã tăng và 234 mã giảm. Riêng nhóm VN30 có 9 mã tăng và 18 mã đóng cửa dưới tham chiếu. VCB, PLX và EIB là 3 mã có đóng góp tích cực nhất, giúp VN-Index tăng hơn 1,2 điểm. Ở chiều ngược lại, BID, VPB và CTG là 3 mã có ảnh hưởng tiêu cực nhất. Chỉ riêng BID đã lấy đi của chỉ số chung 1,2 điểm, 2 mã còn lại mỗi mã lấy đi của VN-Index lần lượt -0,8 và -0,7 điểm.

Nhóm ngân hàng hôm nay có một phiên giao dịch tiêu cực, kéo tụt chỉ số chung. Ở nhóm ngân hàng chỉ có 4/20 mã còn giữ được sắc xanh, trừ HDB thuộc nhóm VN30 tăng hơn 1%, các mã xanh còn lại đều có tác động không đáng kể.

Nhóm chứng khoán cũng suy giảm đáng kể, trái ngược hoàn toàn so với hôm qua. Toàn nhóm ngành mất 1,26%, chỉ có HCM là mã cổ phiếu Blue-chips còn giữ được sắc xanh, các mã còn lại đều mất hơn 1% điểm SSI (-1,5%), VCI (-1,4%), VND (-1,9%), MBS (-1,4%), FTS (-1,5%)…

Nhóm trụ còn lại là bất động sản có sự phân hoá mạnh. Một số cổ phiếu thuộc nhóm đầu cơ là LDG, HQC, FDC, IJC tăng hết biên độ, ngược lại lại có nhiều mã giảm hơn 2% như DXS, BII, CEO,… Dù vậy, kết phiên, toàn nhóm ngành vẫn tăng nhẹ 0,11%.

Tương tự cổ phiếu bất động sản, nhóm thiết bị điện cũng có sự phân hoá. Trong khi  PGV, QTP, CHP, TBC, VSH, PPC tăng điểm thì các mã POW, NT2, IDC lại đóng cửa dưới tham chiếu. Kết phiên, toàn nhóm ngành mất 1,39%, trở thành nhóm ngành có biên độ giảm mạnh nhất.

Tương tự cổ phiếu bất động sản, nhóm thiết bị điện cũng có sự phân hoá

Thanh khoản hôm nay vẫn ở mức tích cực so với thời gian gần đây. Trên HOSE, giá trị giao dịch đạt hơn 11.850 tỷ đồng. Trên HOSE có 28 mã có thanh khoản hơn 100 tỷ đồng nhưng chỉ có 8 mã trên tham chiếu. HPG (-1,4%) có thanh khoản cao nhất là 452,5 tỷ đồng, tiếp theo vẫn là 2 mã thép gồm HSG và NKG với giá trị giao dịch lần lượt là 351,9 và 217,6 tỷ đồng.

Các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục một ngày bán ròng hơn 72 tỷ đồng. DXG và DPM là 2 mã bị bán ròng mạnh mẽ nhất, giá trị bán ròng lần lượt là -45,04 và -35,32 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, chứng chỉ quỹ FUEVFVND là mã được mua ròng nhiều nhất (+37,32 tỷ đồng).

Cùng chủ đề

Phiên 4/4: Khối ngoại vẫn bán ròng hơn 2.800 tỷ đồng, cổ phiếu nào bị “xả” mạnh nhất?
Phiên 4/4: Khối ngoại vẫn bán ròng hơn 2.800 tỷ đồng, cổ phiếu nào bị “xả” mạnh nhất?

Thông tin về việc khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh tay trên thị trường chứng khoán đã tạo áp lực lớn lên VN-Index, khiến chỉ số giảm 19,17 điểm xuống 1.210,67. Cổ phiếu FPT, ACB, MBB, VCB và SSI đều bị bán ròng mạnh, trong khi GEX và SHB lại được mua ròng. Điều này cho thấy sự dao động và ảnh hưởng của khối ngoại đối với diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 04-04-2025 4:25:10
Những “công thần” nào góp công giúp VN-Index thu hẹp đà giảm còn 19 điểm trong phiên cuối tuần 4/4?
Những “công thần” nào góp công giúp VN-Index thu hẹp đà giảm còn 19 điểm trong phiên cuối tuần 4/4?

Tin tức về chỉ số chính VN-Index giảm mạnh nhưng sau đó "gỡ" được hơn 50 điểm, giữ ngưỡng 1.200, đã tạo ra sự đánh giá tích cực trong ngành tài chính. Sự tăng cường của các cổ phiếu trụ như VIC, VHM và LPB đã giúp giữ cho chỉ số ổn định. Tuy nhiên, áp lực từ việc bán ròng của khối ngoại và tác động tiềm tàng từ chính sách thuế của Mỹ vẫn khiến nhà đầu tư cần thêm thời gian để đánh giá tác động thực sự. Thị trường đang chờ đợi các giải pháp hợp lý từ cả hai phía để ổn định và phát triển trong tương lai.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 04-04-2025 4:20:10
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới

Sự kiện "Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới" tại Đại sứ quán Bỉ đã tạo ra tác động tích cực đối với nhiều ngành liên quan. Bằng cách nhấn mạnh vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, sự kiện đã thúc đẩy ý thức về tầm quan trọng của phụ nữ trong lãnh đạo, đổi mới và phát triển kinh doanh. Đồng thời, thông điệp về sự cần thiết của chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ đã được lan truyền, khuyến khích sự tham gia và đóng góp của phụ nữ trong việc nắm bắt cơ hội và thách thức của thị trường hiện đại.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 04-04-2025 3:55:08

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K