Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Tài Chính Cá Nhân

Nguyên tắc 6 cái lọ – Tuyệt chiêu quản lý tài chính cá nhân giúp bạn luôn rủng rỉnh

View count icon 1748
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Bạn đã từng gặp tình trạng cứ cuối tháng là hết tiền, thậm chí chưa cuối tháng đã hết tiền chưa? Nguyên nhân đôi khi không phải do thu nhập thấp mà do bạn không biết cách quản lý chi tiêu hợp lý mà thôi. Với nguyên tắc 6 cái lọ mà Chứng khoán VINA giới thiệu trong bài viết dưới đây, bạn sẽ có thể chấm dứt tình trạng này và thậm chí còn có được một khoản tích luỹ với thu nhập hiện có.

Nguyên tắc 6 cái lọ là gì?

Nguyên tắc 6 cái lọ hay 6 hũ tài chính, 6 hũ quản lý tiền bạc có thể coi là một “công thức” phân chia nguồn thu nhập của bạn. Theo đó, bạn chia tiền của mình thành 6 quỹ với tỷ lệ khác nhau phụ thuộc vào độ cần thiết, bao gồm:

  • Quỹ cho nhu cầu cần thiết
  • Quỹ cho giáo dục
  • Quỹ tự do tài chính
  • Quỹ tiết kiệm dài hạn
  • Quỹ hưởng thụ 
  • Và quỹ cho đi

Với công thức này, mọi nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của bạn đểu có nguồn tài chính sẵn sàng đáp ứng một cách vừa đủ. Các khoản chi tiêu được phân định rõ ràng, không phải đến lúc cần mới lấy chỗ nọ vá vào chỗ kia, cuối cùng “chưa cuối tháng đã hết lương rồi”.

Nguyen-tac-6-cai-lo-la-gi

Nguyên tắc 6 cái lọ được đánh giá là công thức quản lý tiền đơn giản và dễ áp dụng nhất với mọi đối tượng trên toàn thế giới. Nguyên tắc này giúp bạn phân định rõ ràng các khoản chi tiêu, quản lý nguồn tiền của mình tốt hơn. 

Lưu ý rằng, việc áp dụng nguyên tắc này phải được thực hiện ngay khi bạn nhận được bất kỳ khoản thu nhập nào (nhận lương hàng tháng, quyết toán lợi nhuận kinh doanh cuối tháng, một khoản tiền thưởng…).

Nguồn gốc của nguyên tắc 6 chiếc lọ

Nguyên tắc 6 cái lọ do T. Harv Eker – Tác giả cuốn sách “Bí mật tư duy triệu phú” (Secret of Millionaire Mind) và “Làm giàu nhanh” (Speed Wealth) tạo ra. Hiện tại, ông cũng là nhà sáng lập kiêm giám đốc Công ty Peak Potential Trainning.

Nguon-goc-cua-nguyen-tac-6-chiec-lo

Đây là công ty chuyên đào tạo, nghiên cứu về tài chính và kinh doanh như Tư duy triệu phú – Millionaire Mind Intensive, Tư duy đột phá của doanh nhân thành công – Guerilla Business Man, Làm chủ tư duy – Master Your Mind…

Nguyên tắc 6 cái lọ phù hợp với đối tượng nào?

Nguyên tắc này đã được rất nhiều người trên thế giới, bao gồm cả những triệu phú, tỷ phú áp dụng thành công và được yêu thích. Nó phù hợp với mọi người ở mọi lứa tuổi, trình độ và mức thu nhập. Như vậy, dù bạn là ai, thu nhập cao hay thấp đều có thể áp dụng nguyên tắc này ngay lập tức. 

Ứng dụng nguyên tắc 6 cái lọ như thế nào?

Phân chia thu nhập vào 6 chiếc lọ như thế nào? Tỷ trọng bao nhiêu phù hợp? Bạn hãy tham khảo cách chia 6 cái lọ quản lý tài chính cá nhân phổ biến và hiệu quả nhất dưới đây.

Lọ 1: Nhu cầu cần thiết 55% – Necessity Account (NEC)

Khoản chi cho nhu cầu cần thiết là chi phí trả cho tất cả những nhu cầu sinh hoạt hàng ngày như tiền nhà, tiền ăn, chi phí đi lại, chi phí mua sắm đồ dùng sinh hoạt cần thiết… Khoản này chiếm 55% tổng thu nhập của bạn. Đây là tỷ lệ tính chung cho tiêu chuẩn sống của mỗi người.

Ung-dung-nguyen-tac-6-cai-lo-nhu-the-nao

Bạn có thể thay đổi tỷ lệ này tùy theo mức sống và thói quen sinh hoạt cá nhân, tuy nhiên cần có giới hạn hợp lý. Nếu lọ thứ nhất chiếm hơn 80% tổng thu nhập, bạn phải giảm tỷ lệ nảy xuống bằng cách tăng thu nhập hoặc giảm những khoản chi tiêu không cần thiết.

Muốn tăng thu nhập, bạn có thể đề xuất tăng lương, làm thêm công việc thứ 2, đổi công việc khác có thu nhập cao hơn. Nếu muốn giảm chi tiêu, thay vì ăn hàng, bạn hãy tự nấu ăn; thay vì đi xe ôm hay taxi, bạn hãy đi xe buýt; chọn những sản phẩm và dịch vụ chất lượng tương đương với chi phí thấp hơn…

Lọ 2: Quỹ tự do tài chính 10% – Financial freedom account (FFA)

Tự do tài chính nghĩa là bạn không phải làm việc hay bị phụ thuộc tài chính vào người khác. Một số người có thể về hưu sớm vì họ đã đạt được mục tiêu tự do tài chính này. Muốn vậy, bạn nên dành ít nhất 10% thu nhập hàng tháng cho quỹ tự do tài chính.

Tiền trong quỹ FFA tuyệt đối không được sử dụng để chi tiêu, chỉ được sử dụng để đầu tư, giúp tiền đẻ ra tiền. Nói cách khác, tiền trong quỹ này chỉ được sử dụng để tạo ra nguồn thu nhập thụ động cho bạn, giúp bạn nhanh chóng đạt mục tiêu tự do tài chính.

Lọ 3: Quỹ giáo dục 10% – Education account (EDU)

Qũy giáo dục sử dụng cho việc mua sách vở, tài liệu học tập, chi trả học phí cho các khóa học, tham gia các hội thảo trao đổi kinh nghiệm… Đây là quỹ đầu tư dành cho chính bản thân bạn, giúp bạn rèn luyện, nâng cao các kỹ năng công việc, kỹ năng sống, phát triển trí tuệ và chuyên môn.

Khi bạn nâng cao trí tuệ, kỹ năng và chuyên môn thì thu nhập, chất lượng cuộc sống và chất lượng các mối quan hệ của bạn cũng được nâng cao. Do đó, đây là khoản chi vô cùng quan trọng, bạn nhất định không được bỏ qua.

Lọ 4: Quỹ tiết kiệm dài hạn  10% – Long term saving for spending account (LTSS)

Đây được coi là lọ quan trọng không thể thiếu khi áp dụng nguyên tắc 6 cái lọ. Dù bạn có thu nhập thấp hay cao, nhất định phải có một khoản tiết kiệm hàng tháng. Khoản tiền này được chia thành 2 phần, một cho những dự định dài hạn như du lịch, mua nhà, mua xe, du học… một cho những trường hợp khẩn cấp như bệnh tật, ốm đau, tai nạn…

Luu-y-khi-su-dung-nguyen-tac-6-cai-lo

Tuy nhiên, bạn không cần luôn tách biệt 2 khoản này. Khi đã có một khoản cho trường hợp khẩn cấp vừa đủ (thường là số tiền đủ chi tiêu cho tiêu dùng thiết yếu trong 6 tháng nếu bạn không có thu nhập), bạn có thể dành toàn bộ quỹ này cho các mục tiêu dài hạn.

Lọ 5: Quỹ hưởng thụ 10% – Play account (PLAY)

Ai cũng có nhu cầu muốn được hưởng thụ cuộc sống, bạn hãy dành 10% thu nhập cho việc này. Bạn hãy dùng nó để chi trả cho bữa ăn đắt tiền, đến nơi sang trọng bạn chưa từng đến, đi chăm sóc sắc đẹp, đến các buổi concert âm nhạc…

Số tiền này nên được tiêu hết ngay trong tháng. Đây như là phần thưởng dành cho bạn mỗi tháng vì đã làm việc chăm chỉ. Cảm giác vui vẻ, hạnh phúc khi được hưởng thụ cuộc sống sẽ tạo động lực to lớn để bạn cố gắng hơn trong tương lai. Tuy nhiên, nếu bạn muốn sử dụng những dịch vụ đắt tiền hơn, có thể tiết kiệm khoản này trong 3 tháng.

Lọ 6: Quỹ cho đi 5% – Give account (GIVE)

Với 5% thu nhập còn lại, bạn hãy dành để cho đi, giúp đỡ người thân, bạn bè và những người xa lạ đang cần sự giúp đỡ của bạn. Cho đi cũng là cách để tận hưởng cuộc sống, cảm ơn cuộc đời vì đã mang đến cho bạn mọi thứ như hiện tại đang có. Đôi khi, chỉ cho đi một phần nhỏ hơn, những gì bạn nhận lại còn có giá trị hơn gấp nhiều lần.

Lưu ý khi sử dụng nguyên tắc 6 cái lọ

Nguyên tắc 6 cái lọ là công thức quản lý chi tiêu “thần thánh” được nhiều người áp dụng thành công. Tuy nhiên, cũng có những người áp dụng không hiệu quả. Để tận dụng tốt nhất những lợi ích mà nguyên tắc ngày mang lại, bạn nên lưu ý một số điều sau:

Biến việc áp dụng nguyên tắc chi tiêu 6 cái lọ thành một thói quen của bạn

Việc bạn phân chia vào các lọ với tỷ lệ bao nhiêu không quá quan trọng, bạn có thể điều chỉnh 5%.  Quan trọng hơn là biến nó thành thói quen của bạn. Bạn hãy thực hiện nguyên tắc này hàng ngày, mỗi khi có nguồn thu nhập mới. Điều này giúp bạn hình thành thói quen chi tiêu khoa học, sớm đạt được mục tiêu tiết kiệm.

Bi-kip-cai-thien-khoan-tiet-kiem-dai-han-cho-gen-Z

Tuân thủ đúng theo nguyên tắc

Bạn phải tuân thủ theo đúng những điều quy định trong nguyên tắc 6 cái lọ. Hãy phân chia đúng thành 6 phần với tỷ lệ theo quy định và chi tiêu đúng mục đích. Bạn không được sử dụng tiền của khoản này để bù vào khoản khác, không được lấy khoản tiết kiệm dài hạn để chi tiêu khi chưa khi đến hạn định…

Chú ý tới việc chăm sóc bản thân

Dù bận rộn thế nào, mục tiêu to lớn bao nhiêu, bạn vẫn nên đặt việc chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân lên hàng đầu. Một cơ thể và tinh thần khỏe mạnh sẽ giúp bạn sống vui vẻ và sớm đạt được mục tiêu hơn.

Nhiều người vì muốn nhanh chóng đạt được mục tiêu tài chính mà làm việc miệt mài, không kể ngày đêm, chi tiêu tiết kiệm hàng tháng, không dành một khoản chi nào cho việc hưởng thụ, chăm sóc bản thân. Điều này giống như việc tự ngược đãi bản thân mình vậy. Có thể mục tiêu đạt được nhưng sức khỏe và tinh thần sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Không ngừng phát triển tư duy và kỹ năng

Kiến thức giúp bạn rất nhiều trong công việc và cuộc sống. Bạn nên đọc nhiều sách, tham gia những khóa học kỹ năng (nếu có thể) để nâng cao kỹ năng, tư duy và nhận thức, phục vụ công việc tốt hơn. Từ đó, giúp bạn tăng thêm thu nhập, sớm đạt được mục tiêu tài chính.

Bí kíp cải thiện khoản tiết kiệm dài hạn cho gen Z

Nhiều bạn trẻ hiện nay theo đuổi lối sống YOLO, cho rằng mỗi người chỉ được sống một lần mà thôi, hãy sống và hưởng thụ mà không cần nghĩ đến tương lai. Hệ quả, họ kiếm được bao nhiêu đều chi tiêu hết cho các sở thích cá nhân, mua sắm không kiểm soát, giả trí xa hoa… Họ tiêu hết thu nhập hàng tháng mà không có lấy một khoản tiết kiệm dài hạn.

Đến khi hiểu ra vấn đề, họ đã bị nhập trong những khoản nợ tín dụng, trong nhà chứa rất nhiều những đồ dùng và quần áo không dùng tới, tài khoản không có một khoản dự phòng cho tương lai. Để rồi khi có rủi ro xảy ra lại không có một khoản tiền dự phòng để sử dụng. Làm thế nào để cải thiện tình trạng này? Bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây.

Sử dụng app quản lý chi tiêu/quản lý tài chính

Muốn quản lý chi tiêu hiệu quả, trước hết bạn cần xác định được đâu là những khoản chi tiêu thiết yếu, đâu là những khoản chi tiêu cần phải cắt bỏ. Các app quản lý chi tiêu sẽ giúp ích bạn hiệu quả trong việc này.

Bạn hãy tải một app quản lý chi tiêu trên cửa hàng ứng dụng như Sổ thu chi MISA, Money Lover, Spendee… về điện thoại. Chúng sẽ giúp bạn ghi chép, phân chia và tổng kết các khoản chi tiêu của bạn trong một tháng. Từ đó, bạn sẽ biết được đâu là khoản cần thiết và đâu là khoản cần phải cắt bỏ.

Một số ứng dụng có chức năng gợi ý kế hoạch chi tiêu dựa vào bảng tổng kết chi tiêu hàng tháng và mục tiêu tài chính của bạn. Dựa vào đó, bạn có thể lựa chọn và xây dựng kế hoạch tiết kiệm theo nguyên tắc tiết kiệm 6 cái lọ phù hợp cho bản thân.

Tiết kiệm ngay khi có lương

Để tránh việc chi tiêu quá đà khi lương về, bạn hãy lập tức gửi tiết kiệm ngày khi có lương, trước khi phân chia cho 5 lọ còn lại. Như vậy, bạn sẽ có ngay khoản tiết kiệm, không thể dùng tiền đó để mua sắm hay bất kỳ việc nào sai mục đích.

Việc gửi tiết kiệm ngân hàng hiện nay vô cùng đơn giản. Tất cả các ngân hàng đều có app trên điện thoại, cho phép bạn gửi tiết kiệm online tại nhà mà không cần phải đến chi nhánh/phòng giao dịch để mở sổ tiết kiệm như trước đây.

Ngoài các app của ngân hàng, bạn có thể sử dụng một số app tài chính khác, vừa giúp bạn tiết kiệm, lại vừa giúp bạn đầu tư hiệu quả. App ViettelPay của Viettel cho phép bạn tiết kiệm và rút tiền nhanh chóng. App Finhay với nhiều gói tiết kiệm, đầu tư hiệu quả, cho phép bạn gửi tiết kiệm/đầu tư chỉ với số vốn 50.000đ. Lãi suất tiết kiệm tại Finhay cao hơn đa số lãi suất của các ngân hàng trong cùng thời điểm.

Hạn chế săn sale

Các chiến dịch sale của các cửa hàng, đặc biệt là của các sàn thương mại điện từ như Shopee, Lazada… là nơi rút tiền trong ví bạn nhiều nhất. Nghe có vẻ vô lý, săn sale mua được giá rẻ hơn, tiết kiệm hơn, sao lại phải hạn chế?

Mua được hàng hóa giá sale tất nhiên rẻ hơn giá gốc, tiết kiệm hơn, nhưng nếu bạn ham rẻ mà mua quá nhiều sẽ trở thành chi tiêu hoang phí. Chưa kể, để kích cầu, các đợt săn sale hiện hay diễn ra hàng tháng, hàng tuần, thậm chí hàng ngày, không như trước đây chỉ sale những dịp đặc biệt như ngày lễ, ngày Tết.

Vì vậy, bạn có thể mua hàng giảm giá quanh năm, không cần đợi chờ đến dịp giảm giá nữa. Vì vậy, hãy tỉnh táo trong những đợt săn sale, tránh mua quá nhiều, mua những đồ dùng không thực sự cần thiết chỉ vì nó rẻ hơn bình thường “vài trăm đồng hay vài nghìn đồng”. Đây là tốt nhất để các bạn trẻ cải thiện lọ LTSS trong nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân 6 cái lọ.

Như vậy, việc tiết kiệm và quản lý chi tiêu hiệu quả không còn là vấn đề nan giải khi bạn áp dụng theo nguyên tắc 6 cái lọ nữa. Thực hiện nguyên tắc này mỗi ngày như một thói quen, bạn sẽ thấy bất ngờ về hiệu quả mà nó mang lại. 

Việc phân chia chi tiêu hàng tháng không còn rắc rối và khó khăn nữa, những mục tiêu tài chính giờ đây trở nên dễ dàng hơn nhiều. Chứng khoán VINA hy vọng những chia sẻ về nguyên tắc 6 cái lọ có thể giúp bạn quản lý chi tiêu tốt hơn, sớm hoàn thành mục tiêu tự do tài chính của mình.

Disclaimers: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo và cung cấp thông tin, không phải là lời khuyên đầu tư. Nội dung chia sẻ có thể đã cũ do yếu tố thời gian. Vui lòng chủ động tìm hiểu thêm thông tin.

VNSC by Finhay – Tích lũyđầu tư từ đây

Finhay, chủ quản của Chứng khoán Vina (VNSC): Giấy phép số 50/UBCK-GPHĐKD do Ủy ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp ngày 29 tháng 12 năm 2006

Cùng chủ đề

Elon Musk là ai?

Elon Musk là ai? Người thay đổi thế giới với những giấc mơ không tưởng 1. Giới thiệu về Elon Musk Elon Musk, một cái tên gắn liền với sự …

Author icon Người Viết Calendar icon 26-11-2024 1:43:15
Bitcoin tăng giá và ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán: Mối liên hệ và tác động

Bitcoin tăng giá và ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán: Mối liên hệ và tác động Trong những năm gần đây, Bitcoin đã trở thành một trong những tài …

Author icon Người Viết Calendar icon 15-11-2024 11:52:41
Gửi tiết kiệm online có an toàn không?

Gửi tiết kiệm online đang trở thành xu hướng phổ biến khi mang lại nhiều tiện ích cho người dùng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn có những lo ngại xoay …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 14-11-2024 3:21:57

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K