Sideway là một trong những trạng thái khiến nhà đầu tư trở nên lúng túng khi ra quyết định. Không như downtrend hay uptrend, sideway thường có xu hướng đi ngang và sẽ khiến nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc phán đoán. Vậy sideway là gì? Đâu là cách nhận biết thị trường sideway? Hãy cùng Chứng khoán Vina tìm hiểu về trạng thái này qua bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu về trạng thái Sideway
Sideway là gì?
Sideway trong chứng khoán là trạng thái thị trường đi ngang, không tăng cũng không giảm một cách rõ ràng, lúc này, mức giá di chuyển giữa hai mức hỗ trợ và kháng cự trên biểu đồ. Trong khoảng thời gian này, cổ phiếu luôn giữ mức ổn định về giá mà không “test” – hay còn gọi là chạm đáy hỗ trợ và đỉnh kháng cự.
Trong chứng khoán, trạng thái sideway sẽ khiến cho nhà đầu tư khó khăn trong vấn đề ra quyết định vì chưa có một dấu hiệu hay xác nhận về xu hướng tăng hay giảm rõ ràng. Chính vì vậy, tâm lý nhà đầu tư sẽ trở nên bị động để chờ đợi dấu hiệu của xu hướng giá cổ phiếu tiếp theo.
Giai đoạn sideway thường được nhà đầu tư sử dụng để nghỉ ngơi và xem xét các yếu tố trước khi ra quyết định. Mặt khác, một số nhà đầu tư lướt ván (scalper) thường đặt lệnh dựa trên mức hỗ trợ và kháng cự nếu muốn khai thác thời gian sideway.
Thời điểm bắt đầu và kết thúc Sideway
Sideway thường xuất hiện khi giá của cổ phiếu đang gần chạm mức đỉnh (giai đoạn cuối) của xu hướng tăng (uptrend) hoặc giảm (downtrend). Dấu hiệu nhận biết sideway là khi giá (tại các khung thời gian lớn – từ 1 giờ trở lên) thường đảo chiều lên xuống liên tục tại khoảng hỗ trợ, kháng cự mà chưa có dấu hiệu phá vỡ.
Cụ thể, sideway thường bắt đầu khi kết thúc xu hướng uptrend hoặc downtrend, khi giá đã qua 4 lần đảo chiều nhưng vẫn chưa tạo thành đỉnh/đáy mới. Xu hướng này thường lặp lại 3 lần, nằm giữa đường hỗ trợ và kháng cự.
Sideway sẽ có thể phá vỡ khi có lượng cung/cầu đủ lớn khiến giá có những bước đi rõ rệt hơn, hoặc khi có những tin tức có lợi bổ trợ sức mạnh cho mã cổ phiếu. Sau khi kết thúc sideway, thị trường có thể bước sang trạng thái uptrend hoặc downtrend.
Trạng thái sideway thường diễn ra trong những khoảng thời gian ngày Tết, ngày Lễ khi thị trường không có quá nhiều giao dịch. Trạng thái sideway sẽ được xác nhận phá vỡ khi xuất hiện mẫu nến đảo chiều mạnh.
Nguyên nhân xuất hiện trạng thái sideway là gì?
Giá cổ phiếu sẽ không thể tăng hay giảm mãi mà luôn có những nhịp hồi ở giữa. Nhà đầu tư có thể hiểu nôm na rằng giá cổ phiếu như “những làn sóng biển. Giai đoạn này thị trường thường có diễn biến với tốc độ chậm để chờ đợi những dấu hiệu rõ rệt tiếp theo.
Trong giai đoạn sideway, nhà đầu tư nên bình tĩnh và sử dụng các phân tích kĩ thuật cũng như cập nhập tin tức để nhận định diễn biến sắp tới của thị trường và ra quyết định cho phù hợp.
04 Chỉ báo giúp nhận biết thị trường ở trạng thái Sideway
Dưới đây là 04 cách xác định thị trường sideway chủ yếu, giúp nhà đầu tư có thể nhanh chóng nhận dạng thị trường khi ở trạng thái này.
Bảng Chart đơn
Đây là phương pháp dễ dàng nhất giúp nhà đầu tư có thể xác định thị trường đang trong trạng thái sideway. Đối với bảng chart đơn, chỉ báo xu hướng tăng hay giảm của giá cổ phiếu sẽ thể hiện rõ nhất giai đoạn sideway cho nhà đầu tư.
Cụ thể, nhà đầu tư hãy quan sát điểm đỉnh và đáy của đường chỉ báo biến động giá. Nếu đường này không tạo đỉnh/đáy mới cao hơn/thấp hơn giá cũ thì rất có thể thị trường đang bước vào trạng thái sideway.
Đường chỉ báo Average Directional Index
Average Directional Index (hay còn gọi là ADX) là đường chỉ báo dao động trong thang điểm từ 0 đến 100. Chỉ báo ADX được dùng để phân tích sức mạnh trong xu hướng giá của cổ phiếu chứ không đơn giản là thể hiện đường đi lên hay xuống của biểu đồ giá. Chính vì vậy, ADX được ưu thích sử dụng trong việc dự báo thời điểm sideway xuất hiện.
Chi tiết hơn, khi chỉ số ADX xuống dưới 25 thì thị trường xuất hiện xu hướng ổn định giá (tức là dao động giá càng nhỏ) và giá có thể sẽ đi ngang. Chỉ số ADX càng bé thì dao động giá càng yếu hơn và ngược lại. Nhờ vào chỉ số ADX, nhà đầu tư có thể dễ dàng nắm bắt tình hình biến động thị trường trước khi ra quyết định.
Dải Bollinger Band
Dải Bollinger Band được cấu tạo từ 03 đường, gồm một đường SMA – Simple Moving Average và hai dải biên phía trên và phía dưới. Khi dải Bollinger Band thu hẹp đồng nghĩa với việc trạng thái sideway đã xuất hiện, và giá cổ phiếu có xu hướng đi ngang với biên độ dao động nhỏ.
Chỉ báo RSI
RSI là viết tắt của từ Relative Strength Index. Đây là chỉ số cho thấy sức mạnh tương đối, thể hiện giá của thị trường đang biến động mạnh mẽ. Khi RSI dao động quanh ngưỡng 50, điều này cho thấy bên mua và bên bán đang cân bằng, lúc này, thị trường đang ở trong trạng thái sideway.
Cách đầu tư khi thị trường ở trạng thái Sideway
Đầu tư tuỳ theo xu hướng thị trường
Trạng thái sideway sẽ thường diễn ra trong thời gian vài ngày, tuy nhiên chúng có thể kéo dài đến hàng tháng thậm chí là cả năm trời. Với tình huống lạm phát, nếu giá cổ phiếu vẫn giữ nguyên trong hàng năm trời chứng tỏ nhà đầu tư đang bị thua lỗ (mất giá) mà không hề hay biết.
Chính vì vậy, nhà đầu tư cần lựa chọn thời gian đầu tư hợp lý để giảm thiểu thua lỗ và tối đa hoá lợi nhuận. Hãy mua hoặc bán cổ phiếu khi có dấu hiệu bắt đầu đi ra khỏi vùng sideway vì đây chính là thời điểm bắt đầu một xu hướng mới.
Chủ động nắm giữ tiền mặt
Sau khi tìm hiểu sideway là gì, chúng ta đã biết, cổ phiếu sẽ đi ngang khoảng giá mà không có biến động quá lớn. Chính vì vậy, việc nắm giữ tiền mặt sẽ giúp nhà đầu tư có thể tìm kiếm những mã cổ phiếu tiềm năng mà có xu hướng rõ ràng hơn. Hãy sử dụng số tiền mặt đó để tìm ra phương án đầu tư có hiệu quả.
Tăng mức biên độ an toàn
Thị trường sideway thường dao động giữa hai mức hỗ trợ, kháng cự tương đối hẹp và điều đó khiến cho nhà đầu tư cảm thấy đây là một thời gian ổn định, an toàn. Tuy nhiên điều này không phải như vậy. Khi thị trường sideway bị phá vỡ thì cổ phiếu có thể tăng hoặc giảm giá tương đối mạnh.
Chính vì vậy, bên cạnh mức hỗ trợ và kháng cự của thị trường sideway thì nhà đầu tư cần nâng các biên độ an toàn (biên độ dao động) lên 10% so với đường hỗ trợ và kháng cự. Điều này sẽ giúp nhà đầu tư có thể bảo vệ vốn của mình một cách tốt hơn.
Chủ động kiếm lời khi thị trường sideway
Khi thị trường ở trạng thái sideway, nhà đầu tư sẽ gặp khó khăn để dự báo xu hướng và ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên, nếu biết phương pháp, bạn vẫn có thể có cách kiếm lợi nhuận từ sideway. Trong đó, kiếm lời trong biên độ và chờ khi thị trường breakout/breakdown là 2 cách được sử dụng phổ biến nhất.
- Kiếm lời trong biên độ: Đây là hình thức giao dịch khi thị trường sideway thông qua việc mua thấp – bán cao và hưởng lợi từ chênh lệch giá.
Ví dụ: Trong hình dưới đây, tín hiệu để nhà đầu tư mua ở vùng hỗ trợ và bán ở vùng kháng cự là nến pin bar. Sử dụng nến pin bar sẽ giúp bạn biết mua vào, bán ra lúc nào.
- Chờ thị trường breakout/breakdown: Trong một đợt sideway, thị trường có thể xuất hiện đợt breakout/breakdown. Thời gian càng dài thì mức độ diễn ra sẽ càng mạnh. Nhà đầu tư cần theo dõi sự biến động của thị trường để đưa ra dự đoán thích hợp nhất.
Trên đây là tất cả thông tin mà nhà đầu tư cần trang bị về trạng thái sideway chứng khoán. Hi vọng thông qua bài viết trên đây, nhà đầu tư có thể nắm rõ sideway là gì và các phương pháp nhận biết sideway nhằm giảm thiểu rủi ro và tăng cơ hội sinh lời khi thị trường có sự biến động.
Disclaimers: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo và cung cấp thông tin, không phải là lời khuyên đầu tư. Nội dung chia sẻ có thể đã cũ do yếu tố thời gian. Vui lòng chủ động tìm hiểu thêm thông tin.
VNSC by Finhay – Tích lũy và đầu tư từ đây
Finhay, chủ quản của Chứng khoán Vina (VNSC): Giấy phép số 50/UBCK-GPHĐKD do Ủy ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp ngày 29 tháng 12 năm 2006
- Website: https://vnsc.vn
- Hỗ trợ trực tiếp: m.me/finhayvn
- Group Cộng đồng Finhay: https://www.facebook.com/groups/finhay/