Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Tin Thị Trường

Bản tin chứng khoán ngày 14/04: Nhóm xuất khẩu tích cực, thị trường tăng mạnh

View count icon 161
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Hôm nay, thị trường tiếp tục có một phiên tăng giá tích cực. Một số nhóm ngành chịu ảnh hưởng nặng từ thuế quan đã có sự khởi sắc.

Kết phiên ngày 14/04, VN-Index đóng cửa ở 1,241.44 điểm, tăng 18.98 điểm, tương ứng +1.55%. Tổng giá trị khớp lệnh trên sàn HOSE đạt 24.222 tỷ đồng, giảm 36.53% so với cuối tuần trước.

Screenshot 2025 04 14 at 16.07.59

Sàn HOSE có 311 cổ phiếu tăng và 179 cổ phiếu giảm. Trong đó, VHM và VIC là 2 cổ phiếu kéo tăng chỉ số chung nhiều nhất. Ngược lại, VCB tác động tiêu cực nhất tới thị trường.

Các nhóm ngành vẫn có sự phân hoá trong phiên giao dịch hôm nay. Một số cổ phiếu xuất khẩu như thuỷ sản, hoá chất,… đã có nhịp phục hồi đáng kể, cụ thể: VHC và ANV trần, DGC, DCM trần, DPM +5.35%,… Họ cổ phiếu nhà Vingroup tiếp tục tăng giá ấn tượng với VIC, VHM trần, VRE +4.64%. Nhóm cổ phiếu này hầu như không chịu ảnh hưởng từ đợt sụt giảm vừa rồi, VIC đã tiến sát tới mức giá 70. Một số nhóm ngành tăng giá tốt còn có: bán lẻ (MWG trần, FRT +6.41%, MSN +5%,…), dầu khí (PVS +6.61%, PVD +5%, PVT trần,…), chứng khoán (VIX trần, VND +6.6%, MBS +3.42%,…).

Ngân hàng và bất động sản là 2 nhóm ngành có diễn biến khá khiêm tốn trong phiên hôm nay. Cụ thể, nhóm ngân hàng đã có một số cái tên điều chỉnh nhẹ như TPB -1.14%, VPB -0.86%, VCB -0.84%,…; nhóm bất động sản có DIG -1.5%, NVL -0.32%,…

Khối ngoại hôm nay bán ròng 369.92 tỷ đồng Trong đó, khối ngoại bán chủ yếu FPT và HCM. Ở chiều ngược lại, khối ngoại mua vào nhiều nhất HPG và ACB.

Cùng chủ đề

Chuyên gia VPBankS: Khả năng gặp thua lỗ rất lớn nếu nhà đầu tư không vào đúng “sóng”
Chuyên gia VPBankS: Khả năng gặp thua lỗ rất lớn nếu nhà đầu tư không vào đúng “sóng”

Tin tức về sự phân cực trong thị trường cổ phiếu ảnh hưởng đến các ngành liên quan như tài chính-chứng khoán, thép, Viettel, FPT, bất động sản khu công nghiệp, cảng biển, thủy sản, dệt may. Sự phục hồi của các ngành này phụ thuộc vào các yếu tố như chính sách thuế quan, giải ngân đầu tư công và tình hình thị trường nội địa. Kỳ vọng doanh nghiệp đầu ngành thép như Hòa Phát sẽ tiếp tục phục hồi dựa trên thị trường nội địa ổn định và các dự án giải ngân đầu tư công.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 15-04-2025 11:20:17
Cập nhật số liệu CTCK ngày 16/4: Những tên tuổi đầu tiên hé lộ KQKD quý 1, xuất hiện khoản lãi “tăng bằng lần”
Cập nhật số liệu CTCK ngày 16/4: Những tên tuổi đầu tiên hé lộ KQKD quý 1, xuất hiện khoản lãi “tăng bằng lần”

BCTC quý 1/2025 của các công ty chứng khoán đã tạo ra các tác động đối với ngành liên quan. MBS ghi nhận lợi nhuận kỷ lục do chi phí giảm mạnh hơn doanh thu. HD ghi nhận giảm doanh thu lớn do doanh thu nghiệp vụ giảm sâu. Trong khi đó, KAFI ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ do lợi nhuận từ tài sản FVTPL và cho vay. Các kết quả này phản ánh sự biến động trong hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 15-04-2025 11:15:20
FPT: Lãnh đạo FPT-Chúng tôi không có ý định tác động đến giá cổ phiếu, chỉ tập trung tăng trưởng lợi nhuận
FPT: Lãnh đạo FPT-Chúng tôi không có ý định tác động đến giá cổ phiếu, chỉ tập trung tăng trưởng lợi nhuận

Tin tức về mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận của FPT và việc điều chỉnh TSR trong công thức tính ESOP đã tạo ra tác động đáng chú ý đến ngành công nghiệp công nghệ và thị trường chứng khoán. Việc xác định mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận và điều chỉnh chiến lược phân phối lợi nhuận cũng thể hiện sự linh hoạt và quyết tâm của FPT trong bối cảnh thị trường biến động và khó lường. Điều này có thể tạo ra sự tin tưởng từ cổ đông và nhà đầu tư về tiềm năng phát triển của FPT trong tương lai.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 15-04-2025 11:15:17

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K