Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Tin Thị Trường

Thị trường Mỹ đóng góp dưới 1% vào doanh thu Masan Consumer, CTCK dự báo LNST quý 1 của Masan có thể tăng gần 90%

msn1

Ngày 10/4, khi phần lớn các doanh nghiệp trên sàn chưa thể lấy lại mức giá trị vốn hóa trước “bão thuế” thì giá trị vốn hóa của MCH thậm chí tăng thêm hơn 6.300 tỷ, đạt 135.600 tỷ đồng.

Sau một tuần “bão tố” với 4 phiên giao dịch lao dốc (bắt đầu tư 3/4), xuất phát từ công bố áp thuế đối ứng 46% lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam của Tổng thống Mỹ Donald Trump, thị trường chứng khoán Việt Nam đã hồi sức trong phiên giao dịch ngày 10/4/2025.

Hàng trăm mã cổ phiếu tăng hết biên độ sau thông tin tạm hoãn chính sách trên trong 90 ngày, cùng lúc Việt Nam và Mỹ thống nhất khởi động đàm phán.

Masan Consumer tăng thêm 6.300 tỷ vốn hóa trong “bão”

Giữa lúc thị trường hỗn loạn, Masan Group (mã chứng khoán MSN) là doanh nghiệp đầu tiên có động thái trấn an. Theo Báo cáo tài chính 2024, tỷ trọng doanh thu xuất khẩu trong tổng doanh thu của Tập đoàn này ở mức 17%.

Bức tâm thư của Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đăng Quang cho biết, mức thuế quan được đề xuất của Mỹ sẽ có tác động rất hạn chế đến hoạt động kinh doanh và triển vọng của Masan vì thị trường Mỹ đóng góp chưa đến 1% vào doanh thu của Masan Consumer.

Trong khi đó, các sản phẩm chủ lực của Masan High – Tech Materials được miễn trừ khỏi các biện pháp thuế quan đã công bố. Còn tại WinCommerce, giá các mặt hàng thiết yếu vẫn duy trì tính cạnh tranh so với tất cả các kênh khác trên thị trường.

nguyen dang quang 420250319070210

Masan là doanh nghiệp Tiêu dùng – Bán lẻ chủ yếu tập trung vào thị trường nội địa. Trong mọi điều kiện kinh tế, Masan cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu được mọi gia đình Việt Nam sử dụng hàng ngày. Mô hình kinh doanh này giúp Masan ít bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các chính sách thuế quan mới của Mỹ.

Báo cáo phân tích của VNDIRECT lúc đó đã đánh giá, ngành hàng tiêu dùng nhanh gồm các doanh nghiệp tiêu biếu như Sabeco (SAB), Masan, Vinamilk (VNM), Đường Quảng Ngãi (QNS), BAF (BAF) chỉ chịu tác động tiêu cực ở mức Yếu cho đến Trung bình – nếu chính sách thuế đối ứng 46% được thực hiện.

Trong ngắn hạn, lĩnh vực tiêu dùng thiết yếu ít bị ảnh hưởng hơn so với các lĩnh vực không thiết yếu, dù điều này có thể thay đổi nếu thu nhập của người tiêu dùng bị ảnh hưởng trong thời gian dài.

Trong đó, VNDIRECT kỳ vọng không có tác động lớn đến Masan Consumer (MCH) và WinCommerce (WCM), vốn cung cấp thực phẩm tươi sống, gia vị và các thực phẩm chế biến sẵn. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận gộp của Masan MeatLife (MML) có thể bị ảnh hưởng do tỷ giá hối đoái tăng làm tăng chi phí nhập khẩu đậu nành, cũng như xem xét tác động từ khả năng tăng nhập khẩu thịt chế biến và đông lạnh từ Mỹ.

Góc nhìn tương tự của giới đầu tư phần nào giúp cho “viên kim cương gia bảo” MCH sau phiên ngày 3/4 lao dốc cùng thị trường, đã đi ngược đà giảm.

Đến 10/4, khi phần lớn các doanh nghiệp trên sàn chưa thể lấy lại mức giá trị vốn hóa trước “bão thuế” thì giá trị vốn hóa của MCH thậm chí tăng thêm hơn 6.300 tỷ, đạt 135.600 tỷ đồng. Qua đó, lại một lần nữa vượt qua Vinamilk (116.200 tỷ đồng) để trở thành doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất ngành FMCG.

image(8)%20(1)

Một doanh nghiệp khác trong họ Masan là MML cũng tương tự. Với đà giảm thấp hơn thị trường chung và khi hồi phục hết biên độ, giá trị vốn hóa của MML kết phiên 10/4 đạt hơn 9.000 tỷ đồng, tăng thêm 428 tỷ đồng so với ngày 3/4.

Triển vọng quý 1/2025 ra sao?

Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng quý 1/2025 tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024. Chính phủ duy trì mục tiêu tăng trưởng GDP 2025 từ 8% trở lên bất chất những thách thức đến từ mức thuế quan mới từ Mỹ. Tiêu dùng nội địa sẽ là một trong những trụ cột đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng GDP.

Phía Masan cho rằng, với vị thế là doanh nghiệp hàng đầu ngành tiêu dùng, bán lẻ, triển vọng kết quả kinh doanh của công ty dự kiến vẫn khả quan trong năm 2025.

Báo cáo phân tích mới đây của CTCK VCBS dự báo doanh thu quý 1/2025 của Masan có thể đạt 19.600 tỷ đồng (tăng 4% so với cùng kỳ), trong khi lợi nhuận sau thuế có thể tăng 87% lên 900 tỷ đồng. CTCK này dự báo năm 2025, Masan đạt doanh thu gần 85.000 tỷ đồng (tăng 2,1% so với năm 2024) và lợi nhuận sau thuế gần 5.000 tỷ đồng (tăng 16,5%).

Theo VCBS, Masan Consumer có cơ hội mở rộng doanh thu nhờ tập trung vào phân khúc thực phẩm tiện lợi cao cấp, với giá bán cao hơn 0,5-1,5 lần và biên LNG cao hơn 10-15% so với sản phẩm thông thường. Bên cạnh đó, kỳ vọng niêm yết lên sàn HOSE trong năm 2025, sẽ làm tăng giá trị tập đoàn, tạo dòng tiền cho Masan giảm nợ và tái đầu tư vào ngành hàng cốt lõi.

CTCK này cũng dự báo Wincommerce ước tính ghi nhận lãi ròng khoảng 400 tỷ, với kế hoạch mở mới 400-700 cửa hàng trong năm 2025. Trước đó, WinCommerce báo lãi sau thuế gần 6 tỷ đồng trong năm 2024, trái ngược với khoản lỗ sau thuế trong năm 2023 hơn 599 tỷ đồng.

Đồng thời, Masan MeatLife và Masan Hightech-Materias dự kiến hưởng lợi từ giá bán tăng của thịt heo, đồng và vonfram trong năm 2025, khi 85% lượng tồn kho đồng của MSR đã được bao tiêu và nhu cầu cao từ xe điện, năng lượng tái tạo cùng chính sách kiểm soát xuất khẩu của Trung Quốc.

Trong kế hoạch 2025, Tập đoàn Masan đặt mục tiêu doanh thu thuần trong khoảng 80.000 tỷ đồng đến 85.500 tỷ đồng, tương ứng với tăng trưởng từ 7% đến 14% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế trước phân bổ cổ đông thiểu số đặt mục tiêu đạt 4.875 tỷ đồng đến 6.500 tỷ đồng, tăng trưởng mạnh từ 14% đến 52% so với 4.272 tỷ đồng trong năm tài chính 2024.

WinCommerce đặt mục tiêu doanh thu thuần từ 35.600 tỷ đồng đến 36.900 tỷ đồng, tăng trưởng từ 8% đến 14% so với cùng kỳ năm trước và đạt lợi nhuận sau thuế dương cả năm.

Riêng Masan Consumer đặt mục tiêu đạt tăng trưởng doanh thu từ 8% đến 15%, tương ứng doanh thu đạt từ 33.500 tỷ đồng đến 35.500 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế dự kiến 7.300-7.800 tỷ đồng, giảm nhẹ so với mức lãi 7.921 tỷ đồng ghi nhận trong năm ngoái.

Ngày 25/3, Masan Consumer đã kết thúc đợt chào bán hơn 326,8 triệu cổ phiếu với giá chào bán là 10.000 đồng/cổ phiếu. Sau đợt chào bán, cổ đông nước ngoài nắm giữ hơn 176,7 triệu cổ phiếu, tương đương gần 16,64% vốn của MCH. Còn Công ty mẹ của MCH là Công ty TNHH MasanConsumerHoldings giảm tỷ lệ nắm giữ xuống 69,71%.

Động thái này của MasanConsumerHoldings vừa đáp ứng mục tiêu hạ tỷ lệ sở hữu để đáp ứng điều kiện niêm yết HoSE, vừa phân phối cổ phối cổ phiếu sang cho nhà đầu tư khác như một hình thức IPO.

Linh Linh-Link gốc

Cùng chủ đề

VIC: Khởi công dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ – Vinhomes Green Paradise quy mô 2.870 ha
VIC: Khởi công dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ – Vinhomes Green Paradise quy mô 2.870 ha

Tin tức về việc khởi công dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ – Vinhomes Green Paradise của Tập đoàn Vingroup (HoSE: VIC) sẽ có tác động lớn đến nhiều ngành liên quan. Dự án này không chỉ tạo ra cơ hội phát triển cho ngành bất động sản và du lịch mà còn thúc đẩy sự phát triển của ngành xây dựng, vận tải, dịch vụ và kinh doanh. Việc đầu tư vào hạ tầng và cơ sở vật chất mới cũng sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm và kích thích tăng trưởng kinh tế địa phương.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 19-04-2025 4:05:10
Khánh thành nhà ga T3, tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo tự hào: Minh chứng cho khát vọng đưa Việt Nam trở thành trung tâm công nghệ, logistics và hàng không thông minh
Khánh thành nhà ga T3, tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo tự hào: Minh chứng cho khát vọng đưa Việt Nam trở thành trung tâm công nghệ, logistics và hàng không thông minh

Tin tức về việc khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất sẽ có tác động tích cực đến ngành hàng không và du lịch. Nhà ga mới này được trang bị công nghệ sinh trắc học toàn trình, giúp hành khách trải nghiệm dịch vụ tiện ích và hiện đại. Việc áp dụng công nghệ mới không chỉ cải thiện trải nghiệm của hành khách mà còn tạo ra giá trị kinh tế lớn cho ngành hàng không và nền kinh tế nói chung.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 19-04-2025 3:30:10
DPG: ĐHĐCĐ Đạt Phương – Kế hoạch lợi nhuận tăng 24%, Khu đô thị Cồn Tiến sẽ mở bán ngay cuối quý II/2025
DPG: ĐHĐCĐ Đạt Phương – Kế hoạch lợi nhuận tăng 24%, Khu đô thị Cồn Tiến sẽ mở bán ngay cuối quý II/2025

Tin tức về kế hoạch tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của Tập đoàn Đạt Phương sẽ có tác động tích cực đến các ngành liên quan. Lĩnh vực xây dựng, năng lượng, bất động sản, dịch vụ du lịch, sản xuất và hạ tầng sẽ được hưởng lợi từ việc Đạt Phương tăng cường đầu tư và mở rộng hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, việc mở rộng xuất khẩu sản phẩm kính sẽ giúp tăng cơ hội thâm nhập thị trường châu Âu và giảm ảnh hưởng của thuế quan từ Mỹ.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 19-04-2025 1:55:11

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K