Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Tin Thị Trường

FRT: Đồng loạt định giá FPT Retail trên 200.000 đồng/cp, các công ty chứng khoán đã “việt vị”?

Thị giá FRT diễn biến kém sắc từ đầu năm, trái ngược so với dự báo lạc quan của các CTCK.

fpt retail gan quay ve dinh loi nhuan mo moi gan 450 nha thuoc trong 2024 20250124091243 f14a74daff

Loạt CTCK dự phóng FRT vượt 200.000 đồng/cp

FPT Retail (mã: FRT) là một trong những cổ phiếu tăng trưởng ấn tượng trong năm 2024. Thị giá FRT liên tiếp phá đỉnh lịch sử và từng đạt cột mốc hơn 1 tỷ USD vốn hóa, trở thành tâm điểm và kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư trên sàn chứng khoán Việt Nam. Động lực chủ yếu của FRT đến từ chuỗi nhà thuốc Long Châu, sở hữu hơn 2.000 cửa hàng phủ sóng khắp cả nước, đóng góp lớn vào doanh thu và lợi nhuận cho công ty.

Thậm chí, nhiều công ty chứng khoán hồi đầu năm còn đưa ra những dự phóng lạc quan về giá cổ phiếu. 

Điển hình, Chứng khoán SSI từng có báo cáo hồi giữa tháng 3/2025, kỳ vọng rằng giá mục tiêu cổ phiếu FRT có thể đạt 220.000 đồng trong năm 2025, tương đương tiềm năng tăng giá là 24%. Nhóm phân tích cho rằng việc tăng vốn cho Long Châu sẽ là yếu tố hỗ trợ đối với cổ phiếu, bên cạnh triển vọng lợi nhuận tích cực.

Tương tự, Chứng khoán KB Việt Nam nêu rõ với triển vọng tăng trưởng tích cực của chuỗi nhà thuốc Long Châu cùng tham vọng mở rộng hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe, KBSV khuyến nghị “mua” cổ phiếu FRT cho năm 2025 với giá mục tiêu 218.200 đồng/cp, tăng 21,5% so với giá ngày 4/3/2025.

Một công ty chứng khoán khác là Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cũng khuyến nghị đối với cổ phiếu này với giá kỳ vọng 203.800 đồng ở thời điểm cuối năm. Ngoài KQKD được dự phóng tăng trưởng mạnh, BVSC cho rằng trong ngắn hạn thương vụ bán vốn tại Long Châu hoàn thành sẽ góp phần hỗ trợ cổ phiếu FRT.

Ngoài ra, nhiều CTCK khác cũng đưa ra dự phóng lạc quan về diễn biến cổ phiếu FRT trong năm 2025.

Thế nhưng, sau khi đạt mốc đỉnh lịch sử hồi cuối tháng 1/2025, cổ phiếu FRT “quay đầu” lao dốc không phanh. Thị giá hiện đã về vùng đáy 1 năm 151.000 đồng/cp, tương ứng giảm gần 27% so với đỉnh và giảm 19% trong quý đầu 2025.

image 2025 04 02t10 28 49 941z 1

Trước khi giảm điểm, cổ phiếu FRT đã trải qua một giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ, thị giá gần gấp đôi trong năm 2024 để tiến lên đỉnh lịch sử 206.000 đồng/cp. Với mức tăng ấn tượng, không khó hiểu khi nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là các quỹ lớn có động thái chốt lời để hiện thực hóa lợi nhuận.

Mặt khác, việc định giá FRT ở mức cao cũng khiến cổ phiếu rơi mạnh. Tại vùng đỉnh, định giá P/E (thước đó được số đông nhà đầu tư sử dụng) lên tới gần 90 lần, vượt trội so với thị trường chung. Điều này phản ánh kỳ vọng lớn của nhà đầu tư vào tiềm năng tăng trưởng của FRT, nhưng cũng tạo ra áp lực chốt lời đáng kể khi định giá cổ phiếu đã khá cao.

Thêm vào đó, việc nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh bán ròng cũng là một yếu tố đẩy thị giá FRT sụt giảm. Từ đầu năm khối ngoại bán ròng khoảng 1.400 tỷ đồng tại cổ phiếu bán lẻ này.

Tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn

Thực tế, việc giá cổ phiếu không đạt kỳ vọng của các công ty chứng khoán cũng có thể là cơ hội để tích lũy khi FRT vẫn sở hữu nhiều tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn.

Trong báo cáo mới cập nhật, Chứng khoán Maybank nhận định FRT đang dần bước vào chu kỳ tăng trưởng dài hạn mạnh mẽ với dự báo mức tăng trưởng trung bình hàng năm (CAGR) đối với lợi nhuận sau thuế trong giai đoạn 2024 – 2028 lên tới 42,2%. Đà tăng trưởng này được dẫn dắt bởi sự phục hồi của mảng bán lẻ sản phẩm công nghệ và sự bứt phá mạnh của mảng bán lẻ dược phẩm/chăm sóc sức khoẻ. Trong đó, FPT Long Châu sẽ là “đầu tàu tăng trưởng” trong vòng 5 năm tới.

Đồng quan điểm, SSI đánh giá Long Châu có lợi thế cạnh tranh rõ rệt trong bán lẻ dược phẩm (bán nhiều loại thuốc kê đơn hơn giúp giành thị phần không chỉ từ các cửa hàng thuốc tư nhân nhỏ lẻ mà còn từ các nhà thuốc bệnh viện).

Công ty còn tiếp tục mở rộng mạng lưới cửa hàng để giành thị phần, trong khi các đối thủ cạnh tranh đang thu hẹp do mô hình kinh doanh không phù hợp (chủ yếu tập trung vào thuốc không kê toa và mỹ phẩm). Đơn cử, Pharmacity bắt đầu thu hẹp mạng lưới cửa hàng từ năm 2023, trong khi An Khang giảm 40% số lượng kể từ tháng 6.

SSI Research dự báo FPT Retail sẽ mở 400 nhà thuốc mỗi năm trong giai đoạn 2024-2025 để giành thị phần từ các cửa hàng thuốc nhỏ lẻ và các nhà thuốc bệnh viện, chiếm hơn 85% thị trường nhà thuốc. Với những ước tính trên, SSI định giá Long Châu vào khoảng 36.754 tỷ đồng (gần 1,5 tỷ USD, FPT Retail hiện sở hữu 75% cổ phần).

image 2025 04 02t10 39 10 070z

Một thông tin khác được giới đầu tư kỳ vọng là việc Long Châu có kế hoạch tăng vốn. Đây được xem là yếu tố hỗ trợ tăng giá cổ phiếu FRT trong ngắn hạn, bên cạnh vấn đề cải thiện lợi nhuận năm nay.

Ngọc Ly-Link gốc

Cùng chủ đề

Sếp Pyn Elite Fund: “Việc Mỹ áp thuế 46% với hàng hóa Việt Nam dường như rất bất công”
Sếp Pyn Elite Fund: “Việc Mỹ áp thuế 46% với hàng hóa Việt Nam dường như rất bất công”

Tin tức về việc Mỹ áp thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa Việt Nam sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế cả hai quốc gia. Việt Nam sẽ phải đối mặt với giảm xuất khẩu, đặc biệt là sang Mỹ, dẫn đến ảnh hưởng đến ngành dệt may và thị trường chứng khoán. Điều này sẽ khiến cho các quỹ đầu tư như Pyn Elite Fund phải thay đổi chiến lược đầu tư để đối phó với tình hình kinh tế không ổn định.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 04-04-2025 2:25:09
Hai nhóm cổ phiếu bất ngờ “ngược đường, ngược gió” giữa lúc thị trường rơi mạnh
Hai nhóm cổ phiếu bất ngờ “ngược đường, ngược gió” giữa lúc thị trường rơi mạnh

Tin tức về việc Chính quyền Mỹ áp thuế đối ứng lên Việt Nam với mức cao nhất lên tới 46% đã tạo ra biến động mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng tác động từ bên ngoài chỉ mang tính nhất thời và nền kinh tế Việt Nam vẫn có tiềm năng tăng trưởng bền vững. Các nhóm ngành như khoáng sản và đường đã phản ứng tích cực, cho thấy sự linh hoạt và khả năng phục hồi của thị trường. Điều này cũng thể hiện sự hấp dẫn của mặt bằng định giá chứng khoán Việt Nam so với các thị trường khác trong khu vực.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 04-04-2025 11:10:08
Công ty chứng khoán đánh giá toàn diện tác động của “cú sốc” thuế đối ứng 46% tới từng nhóm ngành sản xuất
Công ty chứng khoán đánh giá toàn diện tác động của “cú sốc” thuế đối ứng 46% tới từng nhóm ngành sản xuất

Tin tức về việc áp thuế đối ứng cao đối với Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến nhiều ngành kinh tế khác nhau. MBS đánh giá rằng các ngành như dệt may, thủy sản, đồ gỗ, BĐS KCN và logistics sẽ chịu tác động tiêu cực lớn nhất. Trong khi đó, nhóm sản phẩm sắt thép không chịu tác động do không nằm trong danh sách sản phẩm chịu thuế đối ứng. Các doanh nghiệp FDI từ Mỹ trong ngành máy tính, điện tử, linh kiện cũng có thể dịch chuyển sản xuất sang các quốc gia khác để tránh thuế cao.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 04-04-2025 11:05:07

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K