Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Tin Thị Trường

VIC: Muốn làm LNG Hải Phòng 5.000 MW, dự thảo điều chỉnh Quy hoạch điện VIII chỉ ‘cho’ 1.600 MW và lùi 5 năm

Dự thảo điều chỉnh PDP VIII mới nhất đã thêm dự án điện LNG Hải Phòng vào danh mục các dự án nguồn điện, lưới điện quan trọng quốc gia và dự án ưu tiên của ngành điện, nhưng các thông số của dự án không như đề xuất của Vingroup.

lng

Mới đây, Tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán VIC) đã đề xuất phê duyệt bổ sung các dự án điện năng lượng tái tạo và nhà máy nhiệt điện khí LNG vào Quy hoạch điện VIII (PDP VIII) điều chỉnh và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch VIII điều chỉnh.

Với nhà máy nhiệt điện LNG, tập đoàn đề nghị bổ sung dự án nhà máy nhiệt điện LNG tại Hải Phòng vào Quy hoạch VIII. Nhà máy nhiệt điện LNG Hải Phòng có công suất 5.000 MW, thời gian thực hiện 2025-2030, tổng mức đầu tư khoảng 5,5 tỷ USD.

Đề nghị của Vingroup nhằm bù đắp công suất cho một số dự án nhà máy nhiệt điện lớn chậm triển khai, như: Nhà máy nhiệt điện BOT Nam Định I (1.200 MW); Nhà máy nhiệt điện BOT Quảng Trị (1.320 MW); Nhà máy nhiệt điện BOT Vĩnh Tân III (1.980 MW); Nhà máy nhiệt điện BOT Sông Hậu II (2.120 MW).

Một tín hiệu đáng mừng là dự thảo điều chỉnh PDP VIII mới nhất đã thêm dự án điện LNG Hải Phòng vào danh mục các dự án nguồn điện, lưới điện quan trọng quốc gia và dự án ưu tiên của ngành điện.

image(4)%20(2)

Tuy nhiên, dự thảo điều chỉnh PDP VIII đưa ra các con số khác với đề xuất của Vingroup. Cụ thể, dự án điện khí LNG Hải Phòng có công suất dự kiến là 1.600 MW (bằng 32% công suất đề xuất của Vingroup) và giai đoạn vận hành là 2031-2035 (chậm hơn 5 năm so với đề xuất của Vingroup).

Danh mục các dự án quan trọng và ưu tiên này có 21 dự án điện khí LNG, bao gồm 13 dự án dự kiến vận hành trong 2025-2030 và 8 dự án cho giai đoạn 2030-2035.

Có 2 dự án trong giai đoạn 2030-2035 được đánh giá là "có thể đẩy sớm lên giai đoạn 2026-2030 theo nhu cầu của hệ thống điện" là LNG Công Thanh tại tỉnh Thanh Hóa với công suất 1.500 MW và LNG Long Sơn tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu với công suất 1.500 MW.

Về cơ cấu nguồn điện tới năm 2030, tổng công suất các nhà máy điện phục vụ nhu cầu trong nước (không bao gồm xuất khẩu) là 183.291-236.363 MW. Trong đó, nhiệt điện LNG 22.524 MW (chiếm tỷ lệ 9,5-12,3%) và nguồn điện linh hoạt (nhiệt điện sử dụng nhiên liệu LNG, dầu, hydrogen… có độ linh hoạt vận hành cao) 2.000-3.000 MW (chiếm tỷ lệ 1,1-1,3%).

Về nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2026-2030, tổng vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện truyền tải tương đương 136,3 tỷ USD, trong đó: đầu tư cho nguồn điện khoảng 118,2 tỷ USD, lưới điện truyền tải khoảng 18,1 tỷ USD.

Định hướng giai đoạn 2031-2035, theo ước tính, nhu cầu vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện truyền tải tương đương 130,0 tỷ USD, trong đó: đầu tư cho nguồn điện khoảng 114,1 tỷ USD, lưới điện truyền tải khoảng 15,9 tỷ USD, sẽ được chuẩn xác trong các quy hoạch tiếp theo.

Trí Khang-Link gốc

Cùng chủ đề

Thanh tra nhận giá ưu đãi điện mặt trời: Hà Đô ‘bay’ hơn 300 tỷ lợi nhuận sau kiểm toán
Thanh tra nhận giá ưu đãi điện mặt trời: Hà Đô ‘bay’ hơn 300 tỷ lợi nhuận sau kiểm toán

Tin tức về lợi nhuận giảm đột ngột của Hà Đô trong năm 2024 đã tác động đến ngành năng lượng tái tạo, đặc biệt là dự án Điện mặt trời Hồng Phong 4 và Infra 1. Sự giảm lợi nhuận của Hà Đô có thể ảnh hưởng đến chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác, đồng thời cũng tạo ra không chắc chắn về giá bán điện trong tương lai. Việc rà soát lại các điều kiện hưởng cơ chế giá FIT cũng có thể làm thay đổi cảnh báo cho ngành năng lượng tái tạo.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 02-04-2025 12:05:13
Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 2/4/2025
Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 2/4/2025

Các thông tin về giao dịch cổ phiếu và thay đổi trong cơ cấu cổ đông của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán có thể ảnh hưởng đến tâm lý và quyết định đầu tư của nhà đầu tư. Việc mua bán cổ phiếu của các cổ đông lớn, cũng như việc từ nhiệm của các cán bộ quản trị, có thể tạo ra sự biến động trong giá cổ phiếu và tạo ra tín hiệu cho thị trường về triển vọng của doanh nghiệp.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 02-04-2025 12:00:53
Phó Chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines
Phó Chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines

Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn T&T Group Đỗ Vinh Quang được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines, chính thức đánh dấu sự tham gia trực tiếp của T&T Group vào bộ máy quản trị điều hành của Hãng hàng không du lịch này.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 01-04-2025 11:10:25

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K