Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Đầu Tư

Chi phí cơ hội là gì? Bí quyết giúp bạn nắm bắt chi phí cơ hội trong cuộc sống

View count icon 3044
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Chi phí cơ hội thường bị mọi người bỏ quên trong việc xem xét và đưa ra các quyết định lựa chọn. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp hay một cá nhân, chi phí cơ hội đem lại nhất nhiều ưu điểm lẫn cơ hội. Để hiểu rõ hơn về chi phí cơ hội, từ đó biết cách nắm bắt và sử dụng trong thực tế, hãy cùng Chứng khoán Vina tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Chi phí cơ hội là gì?

Chi phí cơ hội (Opportunity Cost) đại diện cho những lợi ích mà bạn có thể bỏ lỡ khi lựa chọn phương án này thay vì một phương án khác. Chi phí này không chỉ được biểu hiện bằng tiền mà còn bao gồm cả công sức, thời gian và các nguồn lực khác mà đối tượng đã bỏ ra.

Chi-phi-co-hoi-la-gi_

Ví dụ: Mức lương từ công việc bán thời gian của anh A là 40.000 đồng/giờ. Nhưng thay vì đi làm, anh A lại xin nghỉ để đi xem phim cùng bạn với giá vé là 50.000 đồng, phim kéo dài 2 giờ. Chi phí cơ hội của việc đi xem phim sẽ là 40.000 x 2 = 80.000 đồng tương ứng với 2 giờ làm việc của anh A.

Ý nghĩa của chi phí cơ hội

Chi phí cơ hội có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp kinh doanh nói riêng và các cá nhân nói chung. Cụ thể, nếu trong cuộc sống bạn phải đứng trước nhiều sự lựa chọn và trong điều kiện có hạn về sự lựa chọn thì chúng ta cần có sự suy xét thật kỹ lưỡng về các phương án đó. Chi phí cơ hội giúp chúng ta so sánh được những thứ được và mất, cho biết được cách để sử dụng nguồn lực sao cho hiệu quả nhất.

Đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: nếu như tăng thêm nguồn lực có hạn vào hoạt động bất kỳ nào đó thì kết quả sẽ dẫn đến chi phí cơ hội tăng lên một lượng tương đương với nguồn lực được đưa vào. 

Bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn có hoạt động kinh doanh hiệu quả, có lợi nhuận cao. Vì vậy, họ sẽ thường sử dụng tối đa nguồn lực mà mình đang có. Tuy nhiên, sẽ không có nguồn lực nào là vô hạn cả, nên chi phí cơ hội sẽ là yếu tố quan trong giúp doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn lực sao cho hợp lý, hiệu quả nhất.

y-nghia-chi-phi-co-hoi

Nhà quản trị thông minh là người sẽ biết cách triển khai mọi thứ sao cho hữu dụng, đảm bảo nguồn lợi cho mình, điều đó cho thấy họ đang tối thiểu hóa chi phí cơ hội.

Đối với các cá nhân: việc sử dụng chi phí cơ hội để cân nhắc giữa các phương án sẽ giúp bạn đưa ra các quyết định sáng suốt, hợp lý hơn về mặt kinh tế lẫn tối ưu nguồn lực của mình. Qua đó tiết kiệm thời gian, công sức khi lựa chọn và thực hiện các phương án. 

Đánh giá ưu – nhược điểm của chi phí cơ hội

Chi phí cơ hội giúp chúng ta xác định được những lợi ích có thể bỏ qua khi thực hiện các phương án. Tuy nhiên, chi phí này cũng có những nhược điểm mà khi xác định bạn không thể bỏ qua. 

Ưu điểm 

  • Giúp nhận thức được cơ hội bị đánh mất: Chi phí cơ hội sẽ giúp chúng ta có thêm lựa chọn khi cân nhắc giữa nhiều phương án, xác định được những lợi ích có thể bị bỏ qua. Ví dụ nếu bạn đến một siêu thị đề mua đồ ăn và nước uống nhưng bạn chỉ đủ tiền mua một thứ. Lúc này, bạn sẽ cần phải xem xét về chi phí cơ hội của món hàng mà mình sẽ không mua. Việc nhận thức được chi phí cơ hội sẽ giúp chúng ta có thể đưa ra được quyết định đúng đắn, sáng suốt hơn về kinh tế.
  • So sánh giá tương đối: Đây cũng là một ưu điểm của chi phí cơ hội, giúp chúng ta có thể dễ dàng so sánh được giá tương đối với lợi ích của từng phương án. Cụ thể bạn có thể so sánh được tổng giá trị của từng lựa chọn để đưa ra quyết định cái nào tốt hơn cho bản thân mình.

Nhược điểm

  • Hạn chế về thời gian: Chi phí cơ hội cần phải có thời gian để tính toán cũng như cân nhắc các vấn đề. Do đó, cho dù bạn có thể đưa ra quyết định tốt hơn bằng việc xem xét sau khi tính toán nhưng trong nhiều trường hợp, bạn sẽ bị hạn chế về thời gian để so sánh các lựa chọn.
  • Thiếu tính kế toán: Đối với doanh nghiệp, chi phí cơ hội có thể rất hữu ích vì nó giúp bạn trong việc đưa ra quyết định. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của nó cũng chính là không được tính vào tài khoản của doanh nghiệp. Chi phí cơ hội thường sẽ liên quan đến các sự kiện ở tương lai, vì thế nó rất khó để xác định chính xác và các công ty nên xem xét kỹ lưỡng trong vấn đề đánh giá các kết quả.

Cách tính chi phí cơ hội

Chi phí cơ hội có công thức như sau:

OC = FO – CO

Trong đó:

  • OC (Opportunity cost): Chi phí cơ hội
  • FO (Return on best foregone option): Lợi nhuận của phương án hấp dẫn nhất
  • CO (Return on chosen option): Lợi nhuận của phương án được chọn

Ta có ví dụ sau: 

Anh A đang sở hữu một khoản tiền nhàn rỗi trị giá 100 triệu VNĐ. Anh A đang có dự định đầu tư và đang cân nhắc 2 phương án như sau:

  • Phương án 1: Đầu tư 100 triệu VNĐ vào cổ phiếu với lợi nhuận ước tính là 12%/năm. Số tiền anh A có thể thu về mỗi năm là 12 triệu VNĐ.
  • Phương án 2: Đem gửi tiết kiệm ngân hàng với lãi suất 6,5%/năm. Phương án này sẽ giúp anh A kiếm được 6,5 triệu/năm.

Nếu Anh A lựa chọn đem tất cả 100 triệu đó gửi vào ngân hàng thì chi phí cơ hội được tính như sau:

OC = FO – CO = 12.000.000 – 6.500.000 = 5.500.000 VNĐ

Cong-thuc-tinh-chi-phi-co-hoi

So sánh chi phí cơ hội và chi phí chìm

Chi phí chìm (Sunk Cost) là những khoản chi phí đã được đầu tư tiền bạc và thời gian không thể thu hồi dù bạn có đưa ra quyết định gì trong tương lai. Đây là loại chi phí thường xuất hiện trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, chi phí chìm thông thường không được tính đến khi đưa ra quyết định đầu tư.

Ví dụ: Bạn bỏ ra 3 triệu để mua một món đồ. Khi được giao đến, món đồ đó lại không giống với hình mà người bán đã đăng nhưng theo chính sách mua hàng, bạn cũng không được hoàn trả lại tiền. Lúc này, dù bạn có quyết định sử dụng món đồ đó hay không thì cũng không thể thu hồi lại số tiền đã bỏ ra và số tiền 3 triệu này chính là chi phí chìm.

Hai loại chi phí cơ hội và chi phí chìm đều cần được sử dụng khi đưa ra quyết định. Do đó, nhiều người vẫn có nhầm lẫn giữa 2 loại chi phí này. Để đưa ra một quyết định chính xác, bạn cần phân biệt điểm khác nhau của chi phí cơ hội và chi phí chìm:

Tiêu chí Chi phí chìm Chi phí cơ hội
Định nghĩa Đã phát sinh và không thể thu hồi lại dù sử dụng phương tiện nào Thể hiện phần lợi nhuận bị bỏ qua khi lựa chọn phương án này thay vì phương án khác. 
Tính chất Chi phí chìm rõ ràng, cố định vì đây là kết quả của các dòng tiền thực tế Chi phí cơ hội sẽ khó xác định hơn vì bản chất chúng không xuất hiện dưới dạng dòng tiền mặt
Vai trò Là chi phí đã phát sinh và do đó không còn phù hợp với các quyết định kinh doanh trong tương lai. Chi phí cơ hội rất quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc ra quyết định kinh doanh trong tương lai vì chúng thể hiện những lợi ích tiềm năng mà một doanh nghiệp có thể bỏ lỡ khi lựa chọn một phương án thay thế khác
Chi phí ước tính Chi phí chìm có thể tính toán chính xác vì đã phát sinh trong thực tế. Chi phí cơ hội khó ước tính hơn vì chúng thường không có giá trị và giá trị chỉ mang tính chất tương đối.
Báo cáo Chi phí chìm được phản ánh trên bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính. Chi phí cơ hội không được đưa vào báo cáo tài chính, mặc dù chúng có thể được đưa vào báo cáo quản lý.

Ví dụ về sự khác biệt: Bạn có 1 tỷ đồng và quyết định mua ô tô thay vì đầu tư chứng khoán. Chi phí chìm sẽ là 1 tỷ đồng được dùng để mua ô tô, còn chi phí cơ hội là phần lợi nhuận bạn có thể bỏ qua khi đầu tư chứng khoán, đó có thể là phần chênh lệch giá tăng sau khi mua hoặc phần cổ tức mà bạn có thể nhận được. 

Sự khác biệt chính giữa 2 chi phí cơ hội và chi phí chìm là khi các doanh nghiệp đang đưa ra các quyết định cho những chiến lược quan trọng cho tương lai. Chi phí chìm được tính là chi phí đã phát sinh trong quá khứ và không thể thu hồi được. Tuy nhiên, chi phí cơ hội sẽ vô cùng hữu ích trong việc quyết định để tìm ra phương án tốt nhất.

uu-diem-cua-chi-phi-co-hoi

Cách nắm bắt cơ hội trong cuộc sống

Việc xác định chi phí cơ hội được thực hiện khi bạn cần phải lựa chọn giữa nhiều phương án khác nhau. Để nắm bắt cơ hội dễ dàng hơn, tránh bỏ lỡ những lợi ích đáng tiếc, bạn có thể áp dụng những cách sau: 

  • Cân nhắc kỹ các vấn đề: Trong cuộc sống, nhiều khi bạn phải lựa chọn giữa những cơ hội đến cùng một lúc. Lúc này, điều bạn cần làm là phải tỉnh táo để tính toán chi phí cơ hội và cân nhắc đến sự phù hợp của nó với nguồn lực hiện có. Tuy nhiên, không phải cơ hội tốt nhất thì có thể nắm bắt ngay, bởi nó còn phải đi kèm với khả năng thực hiện của bạn nữa.
  • Hiểu rõ mục tiêu của mình: Để nắm bắt được cơ hội tốt trong cuộc sống, điều bạn nhất định phải làm là hiểu rõ rõ mục tiêu của bản thân là gì. Nếu có mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ tìm ra đâu là cơ hội phù hợp và nắm bắt nó ngay lập tức. 
  • Tính toán chi phí cơ hội: Việc tính toán chi phí cơ hội sẽ giúp bạn dễ dàng so sánh lợi thế của từng cơ hội và đưa ra quyết định nhanh chóng, nắm bắt kịp thời cơ để cơ hội đó không vụt mất. Đồng thời, giúp bạn hình dung rõ ràng về những điều bạn nhận được và mất đi giữa các phương án và biết đâu là điều tốt nhất để lựa chọn.

Có thể thấy, chi phí cơ hội là yếu tố không thể bỏ qua khi bạn lựa chọn, đưa ra các quyết định. Hy vọng bài viết trên đã đem đến cho bạn những thông tin đầy đủ nhất về chi phí cơ hội, qua đó giúp bạn đưa ra những quyết định chính xác nhất.

Cùng chủ đề

Top 3 công cụ tính lãi kép online hữu ích

Lãi kép là chiến lược tài chính hiệu quả giúp tăng trưởng tài sản vượt trội, được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng. Tuy nhiên, để tính toán chính xác …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 19-12-2024 5:12:06
(Cập nhật liên tục) Mức lãi suất ngân hàng nào cao nhất năm 2024?

Lãi suất ngân hàng nào cao nhất năm 2024? Gửi tiết kiệm là một hình thức đầu tư được những người có khẩu vị rủi ro thấp lựa chọn. Cách …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 18-12-2024 3:16:16
NHÀ ĐẦU TƯ THÔNG MINH LÀ AI? BÍ QUYẾT ĐẦU TƯ HIỆU QUẢ VÀ BỀN VỮNG

NHÀ ĐẦU TƯ THÔNG MINH LÀ AI? BÍ QUYẾT ĐẦU TƯ HIỆU QUẢ VÀ BỀN VỮNG Trong thời đại công nghệ 4.0, khái niệm “nhà đầu tư thông minh” đã …

Author icon Người Viết Calendar icon 12-12-2024 1:27:50

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K