Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Chứng Khoán

T0 T1 T2 trong chứng khoán là gì? Nguyên tắc giao dịch và ví dụ cụ thể

View count icon 21367
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Trước khi nhập môn thị trường chứng khoán, có một điều mà các nhà đầu tư mới bắt đầu cần để ý đó là các mốc thời gian: T0, T1, T2. Đây là các mốc thời gian quan trọng, ảnh hưởng tới quá trình mua bán cổ phiếu của nhà đầu tư Vậy T0 T1 T2 trong chứng khoán là gì? Quy định và nguyên tắc khi giao dịch thế nào?

T0 T1 T2 trong chứng khoán là gì?

Ngày T trong chứng khoán là gì? 

Trước khi tìm hiểu về khái niệm T0 T1 T2 trong chứng khoán là gì, nhà đầu tư cần hiểu về ngày T. 

T0-T1-T2-trong-chứng-khoán-là-gì

Ngày T trong chứng khoán là chữ cái viết tắt của từ Transaction – nghĩa là giao dịch trong thị trường chứng khoán. Cụ thể ở đây chính là ngày thanh toán giao dịch cổ phiếu trên thị trường. 

T0, T1, T2 trong chứng khoán là gì? 

Các con số theo sau ngày T thể hiện ngày mà người bán nhận được tiền bán chứng khoán và người mua nhận được số chứng khoán đã mua vào tài khoản, trong đó: 

  • T0: là ngày đặt lệnh mua/bán chứng khoán lần đầu thành công. Tại thời điểm này, giá mua/bán của cổ phiếu sẽ được xác định. Hay có thể hiểu đơn giản, khi người mua đặt lệnh mua cổ phiếu thành công, tiền trong tài khoản sẽ bị trừ ứng với giá cổ phiếu được mua tương ứng và tương tự đối với người bán cổ phiếu. Tuy nhiên thời điểm này, trong tài khoản của của nhà đầu tư vẫn chưa có tiền hay cổ phiếu về. Vì thế, T0 cũng thường được gọi là ngày khớp lệnh hay ngày giao dịch. 
  • T1: Ngày tiếp theo sau ngày giao dịch T0, còn được gọi là ngày chờ về. 
  • T2: Ngày tiếp theo sau ngày T1. Đây cũng là ngày mà cổ phiếu/tiền chuyển về tài khoản chứng khoán của các nhà đầu tư, và sau đó có thể tiến hành giao dịch tiếp theo với mã cổ phiếu đó. Tuy nhiên, ngày T2 sẽ không tính thứ 7, chủ nhật, ngày lễ, Tết mà chỉ áp dụng với ngày làm việc trong tuần theo quy định của Sở giao dịch chứng khoán. 

Ví dụ về ngày T0, T1, T2 trong chứng khoán: 

  • Đối với trường hợp mua/bán cổ phiếu: 

Theo quy định mới về T+2  được áp dụng từ ngày 29/8/2022: Khi bạn đặt lệnh mua 1 cổ phiếu A vào thứ 3 ngày 12/10, thì đến 12h ngày 14/10, tiền/cổ phiếu sẽ về tài khoản. Nhà đầu tư có thể tiến hành giao dịch ngay trong phiên giao dịch chiều hôm đó. 

  • Đối với trường hợp mua/ bán trái phiếu: 

Khi bạn đặt lệnh mua trái phiếu VJC – Trái phiếu doanh nghiệp của Công ty Cổ phần Hàng Không Vietjet vào thứ 4 ngày 13/10 thì đến ngày 14/10 bạn mới có thể tiến hành giao dịch với trái phiếu này.

Quy-định-giao-dịch-T0-trong-chứng-khoán-ở-Việt-Nam

Quy định và nguyên tắc với T0 trong chứng khoán 

T0 là gì trong chứng khoán? Lướt T0 là gì? 

Giao dịch T0 được hiểu là giao dịch được thực hiện ngay trong ngày. Khi “lướt” T0, các nhà đầu tư có thể tiến hành mua và bán cổ phiếu mà mình vừa đặt lệnh ngày trong hôm đó, thay vì phải đợi đến ngày T2 như quy định trước đây. 

Quy định giao dịch T0 trong chứng khoán Việt Nam 

Theo thông tư 120/2020/TT-BTC, các nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch T0 ngay trong ngày, với những điều kiện sau: 

  • Các nhà đầu tư phải ký hợp đồng giao dịch trong ngày với các công ty chứng khoán là thành viên của sở giao dịch chứng khoán HNX, HOSE. 
  • Đối với hợp đồng được ký kết phải có các điều khoản dành cho các công ty chứng khoán là thành viên được thực hiện các giao dịch vay, mua bán bắt buộc nhằm mục đích hỗ trợ thanh toán cho các trường hợp phát sinh thiếu hụt chứng khoán để chuyển giao theo quy định. 
  • Hợp đồng giao dịch T0 cần phải ghi rõ những rủi ro phát sinh, thiệt hại, chi phí phát sinh mà nhà đầu tư cần phải thanh toán. 
  • Không phải tất cả các mã cổ phiếu đang niêm yết đều có thể giao dịch T0. Hình thức giao dịch này chỉ áp dụng với một số mã chứng khoán được công ty chứng khoán thông báo trên trang thông tin điện tử của mình.
  • Khi ký kết hợp đồng, nhà đầu tư có thể sẽ phải ký quỹ một khoản tiền/ một số lượng chứng khoán nhất định để đảm bảo trước khi thực hiện giao dịch T0. 

Nguyên tắc khi tiến hành giao dịch T0 tại thị trường Việt Nam

  • Mỗi nhà đầu tư chỉ được mở một tài khoản giao dịch T0 tại các công ty chứng khoán là thành viên của sở giao dịch chứng khoán.
  • Tài khoản giao dịch T0 phải là một tài khoản riêng biệt với tài khoản giao dịch chứng khoán hiện có của nhà đầu tư. 
  • Nghĩa vụ của công ty chứng khoán là phải hạch toán tách biệt tài khoản giao dịch T0 với tài khoản giao dịch chứng khoán hiện có của nhà đầu tư và với tài khoản giao dịch ký quỹ (nếu có).
  • Số lượng chứng khoán được đặt lệnh bán phải bằng với tổng số chứng khoán được đặt lệnh mua trong cùng ngày giao dịch và ngược lại. Nếu có sự chênh lệch khác biệt giữa số lượng chứng khoán giao dịch hai lệnh mua và bán thì công ty chứng khoán có trách nhiệm thanh toán số tiền hoặc chứng khoán thiếu hụt tại ngày thanh toán cho các nhà đầu tư. 

Nguyên-tắc-khi-giao-dịch-T0-tại-thị-trường-Việt-Nam

  • Các công ty chứng khoán được phép từ chối thực hiện lệnh giao dịch trong ngày của nhà đầu tư khi xác định không đảm bảo được số tiền để thanh toán và chứng khoán để chuyển giao ngay tại ngày thanh toán. 
  • Nhà đầu tư sẽ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và thanh toán cho công ty chứng khoán tất cả những chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt động mua bắt buộc, vay chứng khoán/ tiền để hỗ trợ thanh toán trong trường hợp không có đủ tiền và không đủ chứng khoán để chuyển giao tại ngày thanh toán theo quy định đã được ký xác nhận trong hợp đồng giao dịch.
  • Trong ngày giao dịch, tổng giá trị mua và bán đã được thực hiện thành công không được vượt quá tỷ lệ quy định với số vốn chủ sở hữu tại công ty chứng khoán đó. Khối lượng chứng khoán được giao dịch trong ngày tại mỗi công ty cũng không được vượt quá khối lượng chứng khoán đang lưu hành theo tỷ lệ quy định được ban hành bởi Ủy ban Chứng khoán nhà nước. 

T0 dành cho đối tượng nào?

Để trả lời được câu hỏi này, trước tiên, bạn cần hiểu rõ ưu điểm và hạn chế khi giao dịch T0. 

Ưu điểm 

Nếu so sánh với quy định trước đây, các nhà đầu tư phải đợi đến 2 ngày thì chứng khoán mới về tài khoản giao dịch của mình. Điều này sẽ gây trở ngại cho các nhà đầu tư khi giá thị trường chứng khoán sẽ luôn biến động liên tục, ảnh hưởng đến nhu cầu đối với giá mua và bán chứng khoán của các nhà đầu tư. 

Tuy nhiên, sau khi ra đời, quy định về giao dịch T0 mới đã đem lại nhiều lợi thế cho nhà đầu tư: 

  • Nhà đầu tư có thể mua hoặc bán chứng khoán kịp thời với giá mong muốn. 
  • Thị trường chứng khoán trở nên thanh khoản hơn. 
  • Việc xuất hiện giao dịch T0 hấp dẫn được số lượng đáng kể các nhà đầu tư, từ đó giúp vòng quay giao dịch tăng lên nhiều lần, thúc đẩy chứng khoán tăng mạnh.

Nhược điểm?

Không thể phủ nhận những lợi ích mà T0 mang lại giúp cho thị trường chứng khoán trở nên thanh khoản hơn. Tuy nhiên cái gì cũng có hai mặt của nó, khi người được hưởng lợi nhiều nhất qua T0 vẫn là các công ty chứng khoán với các chi phí dịch vụ, lãi Margin.

Giao-dịch-T0-giúp-thị-trường-chứng-khoán-thanh-khoản-hơn

Ảnh hưởng này xuất phát từ việc khi nhà đầu tư thực hiện giao dịch T0, điều này như việc vay mượn, cầm cố chứng khoán và sau đó bán đi bởi họ dự đoán giá sẽ giảm và trong tương lai những nhà đầu tư này lại phải mua thêm chứng khoán để bù lại phần đã vay mượn. 

Để hiểu hơn về nhược điểm này, có thể lấy một ví dụ như sau: 

Nhà đầu tư A mượn nhà đầu tư B 10.000 cổ phiếu VNM, sau đó bán với giá 100.000 đồng/cp. Sau đó, A phải mua lại số cổ phiếu tương đương để trả cho B. Nếu tại thời điểm mua số cổ phiếu VNM đó, giá cổ phiếu thấp hơn 100.000 đồng/cp thì A sẽ có lời, nhưng nếu mức giá cao hơn 100.000 đồng thì A sẽ bị lỗ. 

Ai nên đầu tư vào T0? 

Giao dịch T0 chỉ nên áp dụng đối với những nhà đầu tư “chắc tay”, đã có đầy đủ những hiểu biết về thị trường, cũng như là những chiến lược sẵn có được vạch ra trước khi đầu tư. Giao dịch T0 sẽ phù hợp với những nhà đầu tư: 

  • Có tâm lý vững, có sở thích đầu tư lướt sóng theo giá biến động của thị trường. 
  • Các nhà đầu tư cá nhân đang cần tiền gấp thông qua bán chứng khoán.
  • Hoặc nhà đầu tư có thể đăng ký giao dịch T0 khi giá cổ phiếu được dự đoán sẽ giảm mạnh trong thời gian tới hoặc giá thị trường biến động mạnh.

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu T0 T1 T2 trong chứng khoán là gì và các quy định đối với trường hợp giao dịch T0. Đây là các khái niệm quan trọng, liên quan trực tiếp tới quá trình đầu tư của bạn. Vì thế, hãy lưu ý thật kỹ các mốc thời gian này để việc giao dịch cổ phiếu thuận lợi và hiệu quả nhất nhé.

Disclaimers: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo và cung cấp thông tin, không phải là lời khuyên đầu tư. Nội dung chia sẻ có thể đã cũ do yếu tố thời gian. Vui lòng chủ động tìm hiểu thêm thông tin.

VNSC by Finhay – Tích lũyđầu tư từ đây

Finhay, chủ quản của Chứng khoán Vina (VNSC): Giấy phép số 50/UBCK-GPHĐKD do Ủy ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp ngày 29 tháng 12 năm 2006

Cùng chủ đề

Phân tích cổ phiếu cao su: Top cổ phiếu cao su nào nên đầu tư trong năm 2025?

Năm 2025 được dự báo là thời điểm bùng nổ của ngành cao su với nhu cầu toàn cầu tăng mạnh và giá cao su duy trì ở mức cao. …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 21-11-2024 4:45:08
Có nên đầu tư cổ phiếu DRC giai đoạn cuối năm 2024 – đầu 2025 không?

Cổ phiếu DRC là doanh nghiệp cao su lớn trong ngành tại Việt Nam, được niêm yết trên sàn HoSE. Với sự tăng trưởng của ngành ô tô, xe máy, …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 20-11-2024 3:13:03
[Minigame] Dám đầu tư – Dám chia sẻ – Quà tặng nhiều vô kể

Bạn đã từng “vượt bão thị trường”, hay có mẹo đầu tư siêu đỉnh? Chỉ cần bạn “khoe” câu chuyện đầu tư của bản thân đến cộng đồng VNSC by Finhay …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 19-11-2024 2:28:27

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K