Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Tin Thị Trường

NAS: Báo lãi đậm nhờ bán mặt hàng “1 đồng vốn gần 4 đồng thu về”

Đúng là lãi như bán cơm phở ở sân bay.

bo chong tang thanh

Kết thúc năm 2024, CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Nội Bài (Nasco) công bố báo cáo tài chính ấn tượng với doanh thu đạt 525 tỷ đồng, tăng 8% so với năm trước đó. Sau khi trừ đi giá vốn, công ty mà ông Johnathan Hạnh Nguyễn nắm giữ cổ phần thu về 282 tỷ đồng lợi nhuận gộp. Kết quả này phản ánh sự phục hồi vững chắc của ngành dịch vụ tại sân bay sau ảnh hưởng của đại dịch.

Mảng dịch vụ nhà hàng, ăn uống trở thành đòn bẩy chính cho sự tăng trưởng, đạt 254 tỷ đồng, chiếm hơn một nửa tổng doanh thu. Sau khi trừ đi giá vốn hơn 70 tỷ đồng, lãi gộp của mảng này đạt 184 tỷ đồng – tương đương 72,4%.

Tại sân bay, nhà hàng Nasco tập trung cung cấp các loại đồ uống và món ăn truyền thống Việt Nam như phở gà, cơm thịt kho tàu, ngoài ra là món quốc tế như sushi và hải sản sốt Tứ Xuyên…

Sau khi trừ các chi phí phát sinh, lãi ròng sau thuế của Nasco gần 28 tỷ đồng, gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023, là một dấu hiệu cho thấy sự lạc quan trong quản lý và mở rộng hoạt động kinh doanh.

6

Mảng dịch vụ nhà hàng, ăn uống tại sân bay Nội Bài đang là "gà đẻ trứng vàng: cho Nasco. Nguồn ảnh: Nasco

Trong cơ cấu doanh thu của công ty, mảng dịch vụ vận chuyển, giao nhận cũng mang về 163 tỷ đồng, lợi nhuận gộp khoảng 55 tỷ đồng. Ngoài ra, công ty còn hoạt động trong các lĩnh vực khác như bán hàng miễn thuế và cung cấp dịch vụ, đóng góp hơn 108 tỷ đồng vào tổng doanh thu.

Năm 2024 chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ của ngành hàng không với tổng lượng hành khách qua các cảng hàng không đạt 109 triệu lượt, tăng 26% so với năm trước. Chính sự phục hồi này đã góp phần vào kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này – đơn cử như Nasco, và dự báo cho một năm 2025 tiếp tục tăng trưởng, với ước tính lượng hành khách sẽ đạt 118,9 triệu lượt.

images

 Tập đoàn IPPG của ông Johnathan Hạnh Nguyễn đầu tư nắm giữ hơn 10% cổ phần Nasco.

Bên cạnh các mảng kinh doanh, cơ cấu cổ đông tại Nasco cũng có sự thay đổi khi ông Đỗ Hữu Nghĩa thoái vốn hoàn toàn từ 10,8% về 0% hồi tháng 7/2024, và Công ty TNHH Thời trang và Mỹ phẩm Âu Châu (ACFC) nắm giữ 10,8% cổ phần của Nasco. Hai cổ đồng lớn còn lại tại đây không thay đổi là Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) sở hữu 51% và Công ty cổ phần Tập đoàn Taesco.

ACFC là thành viên của Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG), một tập đoàn do ông Johnathan Hạnh Nguyễn – cũng là chủ tịch của Sasco đứng đầu.

Không chỉ Nasco, hệ sinh thái hàng không của ông Johnathan Hạnh Nguyễn còn rất mở rộng khi Tập đoàn IPPG hợp tác với Tổng công ty Cảng hàng không (ACV) tại sân bay quốc tế Cam Ranh.

Bên cạnh đó, theo báo cáo quản trị, tại ngày cuối tháng 6/2024, cá nhân ông Johnathan Hạnh Nguyễn, người nhà và công ty có liên quan cũng đang nắm giữ 47,65% vốn tại Sasco – doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực hàng miễn thuế và dịch vụ thương mại tại sân bay.

Báo cáo tài chính quý III/2024 của Sasco khá ấn tượng với doanh thu và lợi nhuận gộp đạt tương ứng hơn 782 tỷ đồng và 498 tỷ đồng. Đây đều là những con số kỷ lục mà ông lớn dịch vụ hàng không ghi nhận trong một quý với mức biên lợi nhuận gộp đạt gần 64%.

Link gốc

Cùng chủ đề

FRT: Hết năm Rồng, cổ phiếu chủ chuỗi nhà thuốc Long Châu rớt giá mạnh: Vốn hóa mất gần 4.000 tỷ, tạm chia tay nhóm tỷ USD
FRT: Hết năm Rồng, cổ phiếu chủ chuỗi nhà thuốc Long Châu rớt giá mạnh: Vốn hóa mất gần 4.000 tỷ, tạm chia tay nhóm tỷ USD

Tin tức về việc giảm giá cổ phiếu FPT Retail (FRT) đã tác động đến ngành bán lẻ và thị trường chứng khoán. Việc FRT mất giá sau chuỗi tăng mạnh trước đó là hợp lý khi nhà đầu tư chốt lời. Tuy nhiên, triển vọng của chuỗi Long Châu vẫn tích cực, với dự báo tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong tương lai. Sự mở rộng của Long Châu và FPT Shop cũng được kỳ vọng sẽ đóng góp vào kết quả kinh doanh tích cực của FRT.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 24-02-2025 10:30:10
Chứng khoán vượt 1.300 điểm: Khởi đầu một con sóng mới hay tiếp tục “xịt hơi”?
Chứng khoán vượt 1.300 điểm: Khởi đầu một con sóng mới hay tiếp tục “xịt hơi”?

Tin tức về VN-Index vượt mốc 1.300 điểm đã có tác động tích cực đến thị trường chứng khoán và các ngành liên quan. Sự tăng điểm đáng kể của VN-Index được hỗ trợ bởi sự trở lại của dòng tiền nội, giảm áp lực bán ròng từ khối ngoại, cải thiện tâm lý nhà đầu tư và KQKD tích cực. Dòng tiền đang trở lại mạnh mẽ, dẫn dắt VN-Index vào sóng tăng mới. Người đầu tư cần cẩn trọng trong việc theo dõi và chọn lọc cổ phiếu phù hợp với chiến lược đầu tư của mình.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 24-02-2025 10:25:20
STB: Ngân hàng Việt Nam đầu tiên lên sàn chứng khoán vừa lập kỷ lục mới
STB: Ngân hàng Việt Nam đầu tiên lên sàn chứng khoán vừa lập kỷ lục mới

Tin tức về việc cổ phiếu STB của Sacombank tăng mạnh đã tạo ra tác động tích cực đối với ngành ngân hàng tại Việt Nam. Sự bứt phá của cổ phiếu STB không chỉ thúc đẩy vốn hóa thị trường của Sacombank lên mức kỷ lục, mà còn thể hiện sự tín nhiệm từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Điều này cho thấy sự cải thiện trong hoạt động kinh doanh và quản lý rủi ro của Sacombank, đồng thời khẳng định vị thế của ngân hàng trong ngành và trên thị trường chứng khoán.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 24-02-2025 10:25:14

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K