Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Tin Thị Trường

Nữ tướng tuổi Tỵ “đảo ngược tình thế”, biến công ty lỗ trăm tỷ thành lãi nghìn tỷ

Đến tháng 2/2024, bà Loan đã thôi giữ chức vụ Tổng giám đốc của công ty nhưng vẫn tiếp tục vai trò Thành viên Hội đồng quản trị và hỗ trợ Công ty về chiến lược và các nền tảng digital marketing.

dpml

Bà Đặng Phạm Minh Loan, sinh năm 1977, tuổi Đinh Tỵ, hiện đang là thành viên HĐQT của CTCP Sữa Quốc Tế LOF (mã CK: IDP). Hiện, bà Loan đang sở hữu hơn 2,7 triệu cổ phiếu IDP, tương ứng với tỷ lệ sở hữu 4,4% của IDP. Với giá đóng cửa của cổ phiếu IDP tại ngày 24/1 là 230.300 đồng/cp, số cổ phiếu của bà Loan có giá trị gần 627 tỷ đồng.

Trước đó, bà từng làm Chủ tịch HĐQT của IDP từ tháng 11/2014 đến tháng 3/2019 bà Loan chuyển vai trò sang thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc của IDP. Khi bà Đặng Phạm Minh Loan trở thành CEO, IDP khi đó, vào cuối năm 2018, đang lỗ nặng đến mức âm vốn chủ sở hữu, hơn một nửa lãnh đạo chủ chốt nghỉ việc. Một năm sau, doanh thu IDP tăng trưởng hơn 50% và đến năm 2021 có lãi trước thuế hơn 1.000 tỷ đồng lần đầu tiên trong lịch sử.

Cú lội ngược dòng của IDP

IDP được thành lập năm 2004, dòng sản phẩm chủ đạo của Công ty đưa ra thị trường mang thương hiệu "Ba Vì" bao gồm: sữa tươi tiệt trùng, sữa tươi thanh trùng, sữa chua ăn Ba Vì. Sau này, IDP phát triển mạnh thương hiệu LIF (love in farm), Kun, (dòng sản phẩm cho trẻ em) và Ba Vì.

Năm 2014, IDP có 2 nhà đầu tư lớn là VinaCapital và Daiwa, hai nhà đầu tư này nắm giữ 70% vốn. Lúc bấy giờ, VinaCapital không giấu tham vọng đưa IDP trở thành thế lực trên ngành, sánh vai với Vinamilk, song bất thành.

Năm 2014, công ty lỗ 68 tỷ đồng. Năm 2015 chỉ lãi 6 tỷ sau đó lỗ 3 năm liên tiếp. Năm 2017, công ty lỗ đến 298 tỷ đồng. Đến năm 2018, mức lỗ đã giảm đáng kể xuống còn 44 tỷ trước khi đảo chiều, khi này, công ty đã lỗ lũy kế 692 tỷ đồng.

Sau khi có lãi trở lại vào năm 2019, IDP tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2020 và 2021. Năm 2020, IDP ghi nhận doanh thu tăng hơn 2.000 tỷ đồng hơn gấp đôi năm 2019, lợi nhuận trước thuế tăng gần 5 lần (546 tỉ). Kết quả kinh doanh của IDP đã gây ra nhiều ngạc nhiên cho giới đầu tư.

Năm 2021, bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, doanh thu của IDP đạt 4.827 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế vượt 1.000 tỷ đạt 1.042 tỷ đồng. Năm 2022, lợi nhuận trước thuế công ty giảm về mức 990 tỷ nhưng năm 2023 đã tăng trở lại đạt mức 1.152 tỷ đồng.

image(2)(1)

image(5)(1)

Trong 9 tháng đầu năm 2024, IDP ghi nhận doanh thu thuần đạt 5.563 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế hơn 1.031 tỷ đồng, tăng 16%.

Cách bà Đặng Phạm Minh Loan thay đổi IDP

Trước khi gia nhập IDP, bà Loan là phó tổng giám đốc, giám đốc đầu tư tập đoàn VinaCapital. Bà Loan gắn bó với định chế tài chính này 15 năm, đại diện cho cổ phần của tập đoàn đầu tư này tại nhiều công ty lớn như Hòa Phát, Dược Hậu Giang, tập đoàn Mai Linh…

Bà Loan hiện đang ngồi ghế CEO điều hành công ty Yến Việt. Trước khi gia nhập VinaCapital, bà làm việc cho KPMG và Unilever Việt Nam. Bà Loan tốt nghiệp đại học Kinh tế TP.HCM, có bằng thạc sĩ Quản trị kinh doanh đại học Hawaii (Hoa Kỳ).

Bà Đặng Phạm Minh Loan là nữ CEO rất hiếm hoi trong ngành sữa xuất thân từ người giám sát của quỹ đầu tư, tự nguyện chuyển sang điều hành trực tiếp để cứu khoản đầu tư do chính mình là người "kiến tạo".

Sau khi bà Loan chuyển vai trò sang làm CEO của IDP, sau một thời gian tái cơ cấu danh mục, hoạt động phân phối và cắt giảm chi phí marketing, công ty đã giảm lỗ và tiến gần đến điểm hoà vốn.

Theo chia sẻ của bà, những thay đổi quan trọng nhất mà bà thực hiện bắt đầu từ khoảng tháng 4-5/2019, có liên quan đến hoạch định những thay đổi về thực thi và chiến lược marketing. Những thay đổi thực sự đem lại kết quả từ tháng 5/2019, và kể từ đó doanh số mỗi tháng lại tăng thêm 10% so với tháng trước.

Cụ thể, trong ngành sữa ở Việt Nam thời điểm ấy, chiến dịch marketing của các hãng chủ yếu tập trung vào yếu tố vật chất hay sản phẩm chứ chưa quan tâm nhiều đến giá trị tinh thần cho khách hàng. IDP đã chọn giáo dục và hạnh phúc để làm mục tiêu cốt lõi của chiến lược.

IDP tập trung vào marketing thông qua kênh digital. Công ty tập trung cho thương hiệu KUN, thay đổi từ định hướng ban đầu của thương hiệu là bảo vệ những điều tốt đẹp, bảo vệ nông trại của gia đình nông dân siêu phàm – KUN.

"Gia đình nông dân siêu phàm sẽ có một phạm vi hoạt động và tầm nhìn lớn hơn, không còn bó hẹp ở nông trại nữa, đồng thời cũng không dừng lại ở khái niệm bảo vệ những điều tốt đẹp mà cao hơn là tạo ra những điều tốt đẹp." – Bà Đặng Phạm Minh Loan chia sẻ

78616992 1499838036831437 6207008808292581376 n

Ngày 02/02/2024, IDP công bố nghị quyết HĐQT, theo đó ông Bùi Hoàng Sang được bổ nhiệm làm CEO của Công ty từ ngày 25/2/2024.

Theo biên bản họp HĐQT của Công ty, bà Đặng Phạm Minh Loan đã thảo luận về việc thực hiện chiến lược tìm kiếm CEO chuyên nghiệp để điều hành Công ty. Theo đó, ứng viên được bà Loan tìm kiếm và tiến cử là ông Bùi Hoàng Sang, người giữ vai trò cố vấn Chiến lược cho Tổng giám đốc Công ty IDP từ giữa năm 2023.

Bà Đặng Phạm Minh Loan, CEO đương nhiệm của Công ty cho biết: "Ở giai đoạn phát triển mới, Công ty cần tìm kiếm một CEO chuyên nghiệp. Ông Bùi Hoàng Sang đã có thời gian làm việc với Công ty và chứng tỏ năng lực tốt trong việc tư vấn và thực thi chiến lược của Công ty. Với bề dày kinh nghiệm làm việc từ các công ty đa quốc gia trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, chúng tôi tin rằng ông Sang sẽ đủ khả năng dẫn dắt Công ty tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn sắp tới".

Dù không còn giữ vị trí CEO, bà Loan vẫn sẽ tiếp tục vai trò Thành viên Hội đồng quản trị và hỗ trợ Công ty về chiến lược và các nền tảng digital marketing.

Ngọc Điệp-Link gốc

Cùng chủ đề

VGI: Doanh thu tăng trưởng hơn 20% trong 5 quý liên tiếp, Viettel Global lập kỷ lục lợi nhuận quý 4/2024
VGI: Doanh thu tăng trưởng hơn 20% trong 5 quý liên tiếp, Viettel Global lập kỷ lục lợi nhuận quý 4/2024

Tin tức về báo cáo tài chính tích cực của Viettel Global trong quý 4 năm 2024 đã tạo ra một tác động tích cực đối với ngành viễn thông và công nghệ thông tin. Việc tăng trưởng mạnh mẽ của doanh thu và lợi nhuận của Viettel Global đã chứng minh sự thành công của chiến lược chuyển đổi số của công ty, đồng thời củng cố vị thế của Viettel Global trong ngành và trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Sự thành công của Viettel Global cũng thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ viễn thông và ví điện tử tại các thị trường mà công ty đang hoạt động, đồng thời khẳng định sự uy tín và nỗ lực không ngừng nghỉ của doanh nghiệp này.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 03-02-2025 8:25:07
Tin vui đầu năm mới: Việt Nam vừa có thêm 1 tỷ phú USD
Tin vui đầu năm mới: Việt Nam vừa có thêm 1 tỷ phú USD

Tin tức về việc Việt Nam hiện có 6 tỷ phú USD theo tính toán của Forbes, với tổng tài sản 13,4 tỷ USD, đặt ra câu hỏi về sự phát triển của các ngành kinh tế liên quan. Sự gia tăng số lượng tỷ phú có thể tạo động lực cho các doanh nghiệp địa phương phát triển mạnh mẽ hơn, đồng thời thúc đẩy sự đầu tư và tạo ra cơ hội mới cho nền kinh tế Việt Nam.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 03-02-2025 8:20:20
“Ba chữ cái” ưa thích của các Công ty chứng khoán trong năm 2025
“Ba chữ cái” ưa thích của các Công ty chứng khoán trong năm 2025

Xin lỗi, dữ liệu cụ thể về các cổ phiếu được đánh giá tích cực trong năm 2025 không được cung cấp. Tuy nhiên, thông tin về việc các công ty chứng khoán đánh giá tích cực có thể tạo ra tác động tích cực đến ngành liên quan, bao gồm tăng giá trị vốn hóa thị trường, tăng sự quan tâm từ nhà đầu tư, và thúc đẩy sự phát triển của ngành đó.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 03-02-2025 7:05:06

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K