Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Đầu Tư

Vốn FDI là gì? Tác động của nguồn vốn FDI tới thị trường chứng khoán Việt Nam

Vốn FDI (Foreign Direct Investment) là động lực thúc đẩy kinh tế, tác động sâu rộng tới nhiều lĩnh vực, bao gồm thị trường chứng khoán Việt Nam. Vậy FDI là gì? Có những hình thức nào và ảnh hưởng ra sao đến nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng? Mời bạn cùng VNSC tìm hiểu chi tiết về FDI bài viết dưới đây.

Von-FDI-la-gi-Tac-dong-cua-nguon-von-FDI-toi-thi-truong-chung-khoan-Viet-Nam

1. FDI là gì?

FDI (Foreign Direct Investment) là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là hình thức đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào hoạt động kinh doanh tại một quốc gia khác bằng cách góp vốn, xây dựng cơ sở vật chất hoặc mua lại doanh nghiệp hiện có với mục tiêu tạo ra lợi nhuận lâu dài.

Đối với Việt Nam, đây là nguồn vốn quan trọng, tác động mạnh mẽ tới nhiều lĩnh vực kinh tế. Năm 2024, mức giải ngân FDI của nước ta tăng kỷ lục 9,4% so với cùng kỳ, với gần 502,8 tỷ USD (hơn 12,7 triệu tỷ VNĐ) cho 42.002 dự án.

Đặc điểm nổi bật và bản chất của FDI:

  • Gắn liền với quyền sở hữu và kiểm soát hoạt động kinh doanh tại quốc gia nhận đầu tư, nghĩa là nhà đầu tư có quyền sở hữu và toàn quyền quyết định đối với khoản vốn của mình.
  • Chủ yếu được sử dụng để đầu tư vào cơ sở sản xuất, nâng cao chất lượng dịch vụ hoặc đầu tư vào các dự án hạ tầng dài hạn như dầu thô, chứng khoán, bán buôn, bán lẻ, công nghiệp chế biến, khoa học công nghệ…
  • Cùng với tài chính, nhà đầu tư nước ngoài còn mang theo công nghệ, vốn và kinh nghiệm quản lý khi đầu tư FDI vào quốc gia khác. Những công nghệ này góp phần nâng cao trình độ sản xuất, trình độ khoa học kỹ thuật của quốc gia nhận vốn FDI.

2. Các hình thức vốn FDI phổ biến

Có 4 hình thức FDI phổ biến tại Việt Nam, bao gồm đầu tư hoàn toàn mới, mua lại và sáp nhập, liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh. Cụ thể như sau:

2.1. Đầu tư hoàn toàn mới (Greenfield Investment)

Đây là hình thức mà nhà đầu tư nước ngoài xây dựng cơ sở kinh doanh mới hoàn toàn từ con số 0 tại quốc gia nhận đầu tư. Điều này bao gồm việc thiết lập nhà máy, xưởng sản xuất, hoặc các khu công nghiệp mới.

Dau-tu-hoan-toan-moi-Greenfield-Investment

Đặc điểm:

  • Nhà đầu tư có toàn quyền kiểm soát và quản lý dự án.
  • Đòi hỏi số lượng vốn lớn và thời gian đầu tư lâu dài.
  • Thường đi kèm với việc mang công nghệ, thiết bị hiện đại và quy trình sản xuất tiên tiến vào quốc gia nhận đầu tư.

Ví dụ: Samsung đã đầu tư xây dựng mới các nhà máy sản xuất tại Bắc Ninh và Thái Nguyên, biến các khu vực này thành trung tâm công nghiệp lớn của Việt Nam, đồng thời tạo ra hàng chục nghìn việc làm cho người dân địa phương.

2.2. Mua lại và sáp nhập (M&A)

Trong hình thức M&A, nhà đầu tư nước ngoài mua lại toàn bộ hoặc một phần cổ phần của doanh nghiệp nội địa hoặc thực hiện sáp nhập để trở thành chủ sở hữu chính hoặc đối tác chiến lược.

Mua-lai-va-sap-nhap-M-A

Đặc điểm:

  • Giúp nhà đầu tư nhanh chóng tiếp cận thị trường nhờ các cơ sở hạ tầng và mạng lưới kinh doanh có sẵn của doanh nghiệp nội địa.
  • Chi phí ban đầu thường thấp hơn so với đầu tư mới nhưng đòi hỏi khả năng quản lý và tái cấu trúc hiệu quả.
  • Tác động lớn đến cơ cấu quản trị và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp nội địa.

Ví dụ:

  • ThaiBev (Thái Lan) đã mua lại cổ phần chi phối tại Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), giúp tập đoàn này nhanh chóng mở rộng thị phần tại Việt Nam.
  • Masan Group mua lại chuỗi bán lẻ VinMart từ Vingroup để củng cố vị thế trong ngành bán lẻ và tiêu dùng nhanh.

2.3. Liên doanh (Joint Venture)

Liên doanh là hình thức hợp tác giữa nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nội địa để cùng phát triển dự án hoặc kinh doanh. Cả hai bên sẽ chia sẻ rủi ro, lợi nhuận và quyền quản lý và điều hành.

Đặc điểm:

  • Đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên tham gia.
  • Nhà đầu tư nước ngoài tận dụng được sự am hiểu thị trường nội địa của đối tác Việt Nam, trong khi doanh nghiệp nội địa tiếp cận vốn và công nghệ.
  • Thường gặp khó khăn trong việc phân chia lợi ích và quyền kiểm soát. Sau một thời gian, nhà đầu tư nước ngoài sẽ mua lại toàn bộ cổ phần, trở thành chủ sở hữu doanh nghiệp.

2.4. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Cooperation Contract – BCC)

Đây là hình thức hợp tác không tạo ra pháp nhân mới, trong đó các bên tham gia (gồm nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam) cùng chia sẻ trách nhiệm và lợi nhuận dựa trên hợp đồng đã ký kết.

Hinh-thuc-hop-dong-hop-tac-kinh-doanh-Business-Cooperation-Contract-BCC

Đặc điểm:

  • Không cần thành lập doanh nghiệp mới, giúp tiết kiệm chi phí.
  • Linh hoạt trong việc triển khai dự án.
  • Thường được sử dụng trong các dự án khai thác tài nguyên hoặc lĩnh vực cần chia sẻ lợi ích cụ thể.

3. Ưu điểm và hạn chế của nguồn vốn FDI

Dòng vốn FDI lớn đầu tư vào Việt Nam góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, công nghệ, năng lực sản xuất và quản lý. Tuy nhiên, FDI cũng có những hạn chế nhất định, cần hiểu rõ để khắc phục.

3.1. Ưu điểm

  • Phát triển kinh tế: FDI bổ sung nguồn lực vốn lớn để xây dựng doanh nghiệp mới, mở rộng quy mô doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu phát triển. Điều này tạo động lực phát triển kinh tế cho Việt Nam.
  • Chuyển giao công nghệ: Nhà đầu tư FDI mang theo công nghệ và dây chuyền sản xuất hiện đại đến Việt Nam, giúp doanh nghiệp và người lao động tiếp cận công nghệ và kỹ thuật tiên tiến. Từ đó, tạo điều kiện và động lực để nâng cao trình độ công nghệ và năng lực sản xuất trong nước.
  • Tạo việc làm: Doanh nghiệp FDI đóng góp vào việc tạo ra hàng triệu việc làm với mức lương và điều kiện làm việc tốt hơn. Từ đó, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
  • Tăng ngân sách nhà nước: Các doanh nghiệp FDI thực hiện nghĩa vụ đóng thuế giúp tăng ngân sách trong nước. Ngoài ra, họ cũng tham gia vào công tác xã hội, góp phần hỗ trợ kinh tế, nâng cao đời sống người dân.

uu-diem

3.2. Hạn chế

  • Phụ thuộc vào nhà đầu tư nước ngoài: Doanh nghiệp, người lao động trong một khu vực phụ thuộc vào công nghệ, nhà xưởng, việc làm từ nhà đầu tư nước ngoài. Những doanh nghiệp FDI có thể chi phối giá cả, chính sách kinh doanh và chuyển lợi nhuận về nước, gây khó khăn cho Việt Nam.
  • Ô nhiễm môi trường: Một số dự án FDI mang những công nghệ  và dây chuyền sản xuất đã cũ, lỗi thời, gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và cuộc sống của người dân địa phương.
  • Chuyển giá và thất thu thuế: Các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là những doanh nghiệp đa quốc gia đôi khi lạm dụng các chiêu thức chuyển giá để trốn thuế.
  • Gây áp lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nội địa: Những doanh nghiệp nội địa nếu không thay đổi, cập nhật công nghệ mới sẽ bị lép vế hoàn toàn so với doanh nghiệp FDI, thậm chí bị đào thải. Những chính sách mới có lợi cho doanh nghiệp nước ngoài có thể gây bất lợi cho doanh nghiệp trong nước.

4. Tác động của FDI tới thị trường chứng khoán Việt Nam

FDI không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mà còn có tác động sâu sắc đến sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Các dòng vốn từ nhà đầu tư nước ngoài giúp cải thiện thanh khoản, nâng cao chất lượng doanh nghiệp niêm yết và tạo động lực cho sự minh bạch, bền vững của thị trường tài chính. Dưới đây là những tác động chính:

4.1. Gia tăng sức hút của thị trường chứng khoán

Sự hiện diện của FDI tại Việt Nam, đặc biệt trong các doanh nghiệp lớn, giúp thị trường chứng khoán hấp dẫn hơn với nhà đầu tư quốc tế. Các doanh nghiệp có vốn FDI thường hoạt động hiệu quả, quản trị tốt và có tiềm năng tăng trưởng cao, điều này khiến cổ phiếu của họ trở thành lựa chọn hàng đầu của nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Gia-tang-suc-hut-cua-thi-truong-chung-khoan

Ví dụ, Vinamilk (VNM) – một trong những doanh nghiệp hàng đầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam – đã thu hút vốn từ nhiều quỹ đầu tư lớn như F&N (Singapore) hay Platinum Victory (Hồng Kông). Điều này không chỉ thúc đẩy giá trị cổ phiếu mà còn nâng cao sự chú ý của nhà đầu tư nước ngoài đối với các cổ phiếu Việt Nam.

4.2. Tăng thanh khoản và sự ổn định của thị trường

Dòng vốn FDI, đặc biệt thông qua các quỹ đầu tư nước ngoài, mang đến lượng vốn lớn cho thị trường chứng khoán. Các quỹ ETF (quỹ đầu tư chỉ số) như FTSE Vietnam ETF, VNM ETF đầu tư mạnh vào cổ phiếu Việt Nam, góp phần làm tăng thanh khoản trên sàn giao dịch. Thanh khoản tăng cao giúp thị trường trở nên ổn định hơn và giảm thiểu rủi ro liên quan đến biến động giá cổ phiếu.

Minh chứng cho điều này là sự gia tăng đầu tư từ quỹ VFMVN30 ETF đã tạo động lực lớn cho các cổ phiếu trong rổ VN30 (nhóm 30 công ty vốn hóa lớn nhất). Điều này không chỉ cải thiện tính thanh khoản của nhóm cổ phiếu này mà còn nâng cao chỉ số VN-Index – thước đo chính của thị trường chứng khoán Việt Nam.

4.3. Thúc đẩy doanh nghiệp niêm yết cải thiện quản trị

Các doanh nghiệp có vốn FDI thường phải tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về quản trị doanh nghiệp, báo cáo tài chính và minh bạch thông tin. Điều này đặt ra áp lực cho các doanh nghiệp Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán phải nâng cao chất lượng quản trị để đáp ứng kỳ vọng của nhà đầu tư nước ngoài.

Trên đây là những thông tin về khái niệm, các hình thức, ưu điểm – hạn chế và tác động của vốn FDI tới thị trường chứng khoán Việt Nam. Đây không chỉ là nguồn lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn góp phần làm sôi động thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, để tận dụng tốt nguồn vốn này, Việt Nam cần có chính sách quản lý hiệu quả, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn và duy trì sự ổn định trên thị trường tài chính.

Cùng chủ đề

Vốn ODA là gì? Một số lợi ích và thách thức khi sử dụng vốn ODA

Vốn ODA (Official Development Assistance) là một trong những nguồn tài trợ quan trọng dành cho các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là trong việc xây dựng cơ …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 08-01-2025 3:25:35
ROCE là gì? Ý nghĩa của chỉ số ROCE trong đầu tư

Chỉ số ROCE (Return on Capital Employed) là công cụ quan trọng giúp nhà đầu tư và doanh nghiệp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn dài hạn. Hiểu rõ …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 07-01-2025 9:37:02
Ngân hàng Thế giới là gì? Vai trò quan trọng của World Bank đối với Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) là một trong những tổ chức tài chính quốc tế có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất trên toàn cầu. Được thành lập nhằm …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 03-01-2025 2:48:56

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K