Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Chứng Khoán

Bull trap là gì? Cách tránh bull trap trong chứng khoán

Không ít nhà đầu tư đã từng rơi vào “bull trap” – bẫy tăng giá, có thể gây thua lỗ nặng nề nếu không nhận diện kịp thời. Vậy bull trap là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này và làm thế nào để phòng tránh? Hãy cùng VNSC tìm hiểu về Bull Trap trong bài viết dưới đây.

Bull-Trap-la-gi

Bull Trap là gì?

Bull trap hay “bẫy tăng giá” là tình huống xảy ra khi giá cổ phiếu hoặc tài sản tăng mạnh, tạo tín hiệu giả rằng xu hướng giảm đã kết thúc, sắp bước vào xu hướng tăng. Nhà đầu tư tin tưởng vào đợt tăng giá này và mua vào nhưng giá đảo chiều giảm mạnh ngay sau đó khiến họ chịu thua lỗ.

Hiện tượng này thường xảy ra trong những giai đoạn thị trường biến động hoặc không ổn định. Nếu thiếu kinh nghiệm, nhà đầu tư có thể bị đánh lừa bởi các tín hiệu giả, từ đó dẫn tới thua lỗ.

Nguyên nhân dẫn đến Bull Trap

Có 3 nguyên nhân khiến nhà đầu tư rơi vào Bull Trap, bao gồm thao túng thị trường, FOMO và nhà đầu tư quá lạc quan vào thị trường. Cụ thể như sau:

Thao túng thị trường

Bull Trap là cách nhà đầu tư lớn hoặc tổ chức lựa chọn để thao túng giá thị trường. Họ sẽ mua vào số lượng lớn để tạo ra một đợt tăng giá giả, thu hút nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia. Khi giá tăng đủ cao, họ sẽ bán ra toàn bộ lượng cổ phiếu nắm giữ, khiến giá giảm mạnh trở lại. Điều này làm nhà đầu tư nhỏ lẻ bị mắc kẹt và chịu thua lỗ.

Thao-tung-thi-truong

Hiệu ứng FOMO (Fear Of Missing Out)

Khi giá bắt đầu tăng mạnh, nhiều nhà đầu tư cá nhân nhanh chóng mua vào vì sợ sẽ mất cơ hội kiếm lợi nhuận lớn. Do FOMO, nhà đầu tư thường bỏ qua các yếu tố cơ bản và phân tích kỹ thuật, dẫn đến việc mua vào ngay tại đỉnh giá. Khi giá giảm đột ngột, họ không kịp trở tay và chịu lỗ nặng.

Chẳng hạn, trong một phiên giao dịch, cổ phiếu liên tục tăng trần trong buổi sáng, thu hút dòng tiền lớn từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Tuy nhiên, đến buổi chiều, giá giảm sàn do áp lực bán mạnh từ các tổ chức hoặc nhà đầu tư lớn, tạo thành bull trap.

Quá lạc quan vào thị trường

Thi thị trường dễ rơi vào tình trạng lạc quan thái quá khi có tin tức tích cực hoặc sự kiện lớn đang diễn ra. Điều này làm giá tăng nhanh trong thời gian ngắn mà không có sự hỗ trợ từ yếu tố cơ bản. Khi nhà đầu tư nhận ra giá đã bị thổi phồng quá mức, xu hướng bán tháo diễn ra, khiến giá giảm mạnh.

Chẳng hạn, khi một công ty công bố dự án mới, giá cổ phiếu có thể tăng mạnh trong vài ngày do kỳ vọng cao. Tuy nhiên, nếu dự án này không thực sự mang lại lợi ích đáng kể hoặc không khả thi, giá sẽ nhanh chóng sụt giảm.

Dấu hiệu nhận biết Bull Trap

Sau khi đã hiểu rõ bull trap là gì, tiếp đến bạn cần nắm rõ dấu hiệu nhận biết bẫy giá này để phòng tránh hiệu quả.

Khối lượng giao dịch không tương xứng với đợt tăng giá

Khi giá cổ phiếu hoặc tài sản tăng mạnh nhưng khối lượng giao dịch không tăng theo, điều này cho thấy đợt tăng giá không được sự ủng hộ rộng rãi từ thị trường. Đây thường là dấu hiệu cho thấy xu hướng tăng không bền vững và có nguy cơ đảo chiều.

Khoi-luong-giao-dich-khong-tuong-xung-voi-dot-tang-gia

Để kiểm tra, bạn nên so sánh khối lượng giao dịch hiện tại với khối lượng giao dịch trung bình trong 20 hoặc 50 phiên trước đó. Nếu khối lượng giao dịch không tăng đáng kể hoặc giảm, đợt tăng giá này rất có thể là bull trap.

Chẳng hạn, một cổ phiếu tăng từ 50.000 VNĐ lên 55.000 VNĐ trong 3 ngày nhưng khối lượng giao dịch chỉ bằng 60% so với trung bình 20 phiên trước đó, đây là một dấu hiệu đáng nghi ngờ.

Giá vượt kháng cự nhưng không thể duy trì ở mức cao

Giá vượt mức kháng cự kỹ thuật (resistance) nhưng không duy trì được lâu và nhanh chóng giảm xuống dưới mức kháng cự. Điều này cho thấy đợt tăng giá đã không thể thu hút thêm lực mua từ thị trường. Đây là dấu hiệu nhận biết bull trap.

Để kiểm tra, hãy quan sát diễn biến giá trong vài phiên sau khi vượt kháng cự. Nếu giá không thể giữ vững trên mức kháng cự và bắt đầu giảm xuống, bạn nên cảnh giác.

Chẳng hạn, một cổ phiếu vượt qua ngưỡng kháng cự 100.000 VNĐ, tăng lên 105.000 VNĐ, nhưng chỉ sau 2 phiên giá đã giảm xuống 98.000 VNĐ. Đây là dấu hiệu rõ ràng của bull trap.

Xuất hiện phân kỳ âm giữa giá và chỉ báo kỹ thuật

Phân kỳ âm xảy ra khi giá tiếp tục tăng nhưng các chỉ báo kỹ thuật như RSI (Relative Strength Index) hoặc MACD (Moving Average Convergence Divergence) lại cho thấy xu hướng suy yếu. Đây là một tín hiệu cảnh báo quan trọng vì nó cho thấy đợt tăng giá không bền vững và có nguy cơ đảo chiều.

Xuat-hien-phan-ky-am-giua-gia-va-chi-bao-ky-thuat

Để phát hiện phân kỳ âm, bạn cần so sánh hướng di chuyển của giá và các chỉ báo kỹ thuật. Nếu giá tăng nhưng RSI hoặc MACD giảm, khả năng cao đây là bull trap.

Chẳng hạn, cổ phiếu tăng từ 80.000 VNĐ lên 90.000 VNĐ, nhưng RSI giảm từ 70 xuống 65. Điều này thể hiện xu hướng tăng đang yếu dần.

Các mô hình nến đảo chiều xuất hiện sau khi giá tăng

Các mô hình nến đảo chiều như Bearish Engulfing, Evening Star hoặc Shooting Star thường xuất hiện ngay sau khi giá tăng mạnh báo hiệu lực bán đang gia tăng và giá có thể giảm trở lại. Để nhận diện, bạn hãy kiểm tra biểu đồ nến gần các mức kháng cự hoặc sau những đợt tăng giá đột ngột.

Chẳng hạn, sau khi cổ phiếu tăng từ 120.000 VNĐ lên 125.000 VNĐ, một nến Shooting Star với bóng trên dài xuất hiện, cho thấy áp lực bán mạnh. Ngày hôm sau, giá giảm xuống 118.000 VNĐ, xác nhận đây là một bull trap.

Tăng giá đột ngột nhưng không có tin tức hỗ trợ

Một đợt tăng giá mạnh nhưng không đi kèm với tin tức tích cực từ doanh nghiệp, ngành nghề hoặc thị trường là dấu hiệu đáng ngờ. Những đợt tăng giá này thường xuất phát từ hành vi đầu cơ hoặc thao túng giá.

Để kiểm tra, hãy tra cứu thông tin từ các nguồn uy tín, báo cáo tài chính hoặc phân tích ngành. Những báo cáo này có thể tìm thấy ở website công ty hoặc từ các tổ chức uy tín. Nếu không có bất kỳ tin tức nào hỗ trợ, khả năng cao đây là một bull trap.

Phan-tich-ky-thuat-ky-luong

Chẳng hạn, một cổ phiếu tăng 15% trong một ngày mà không có bất kỳ thông báo nào từ công ty hoặc biến động tích cực trên thị trường, điều này có thể báo hiệu sự tăng giá giả.

Cách tránh rơi vào Bull Trap

Dựa vào những dấu hiệu trên, nhà đầu tư có thể phòng tránh rơi vào bull trap nếu áp dụng đúng 5 chiến lược dưới đây:

Phân tích kỹ thuật kỹ lưỡng

Một trong những cách tốt nhất để tránh bull trap là sử dụng phân tích kỹ thuật để đánh giá xu hướng giá và nhận diện các tín hiệu cảnh báo. Các chỉ báo như RSI (Relative Strength Index), MACD (Moving Average Convergence Divergence), hoặc Bollinger Bands có thể giúp bạn xác định liệu đợt tăng giá có thực sự bền vững hay không.

Chẳng hạn, khi giá tăng nhưng RSI vượt ngưỡng 70, đây là tín hiệu giá đã vào vùng quá mua và có nguy cơ đảo chiều. Tương tự, nếu MACD bắt đầu phân kỳ âm, điều này có thể cho thấy đà tăng đang yếu dần và khả năng cao giá sẽ giảm trở lại.

Theo dõi khối lượng giao dịch

Khối lượng giao dịch là yếu tố quan trọng để xác nhận một xu hướng tăng giá. Khi giá tăng nhưng khối lượng giao dịch thấp, đó có thể là dấu hiệu của một bull trap vì không có sự đồng thuận từ thị trường.

Xu hướng tăng giá bền vững luôn đi kèm với khối lượng giao dịch cao. Vì vậy, bạn hãy luôn kiểm tra khối lượng giao dịch so với trung bình 20 phiên trước đó. Nếu giá tăng mà khối lượng không gia tăng hoặc thậm chí giảm, bạn nên cẩn trọng. 

Kiên nhẫn chờ xác nhận xu hướng

Bạn đừng vội vàng tham gia vào thị trường ngay khi giá vừa vượt qua mức kháng cự. Thay vào đó, bạn hãy chờ thêm vài phiên để xác nhận liệu xu hướng tăng có được duy trì hay không.

Tốt nhất, bạn nên đợi giá vượt kháng cự và duy trì trên mức này ít nhất 2-3 phiên với khối lượng giao dịch tăng. Nếu giá quay đầu giảm trở lại ngay sau khi vượt kháng cự, bạn nên tránh xa để bảo toàn vốn.

Đặt lệnh Stop-Loss (Cắt Lỗ)

Đặt lệnh stop-loss là một công cụ bảo vệ quan trọng giúp bạn giới hạn thua lỗ khi giá đi ngược lại dự đoán. Trước khi tham gia giao dịch, hãy xác định mức giá mà bạn sẵn sàng chấp nhận cắt lỗ và tuân thủ kỷ luật đầu tư.

Dat-lenh-Stop-Loss

Chẳng hạn, nếu bạn mua cổ phiếu ở mức 100.000 VNĐ, bạn có thể đặt lệnh stop-loss ở mức 95.000 VNĐ. Nếu giá giảm xuống mức này, lệnh sẽ tự động kích hoạt, giúp bạn tránh thua lỗ sâu hơn.

Đánh giá yếu tố cơ bản

Không chỉ dựa vào phân tích kỹ thuật, bạn cần kết hợp đánh giá các yếu tố cơ bản như báo cáo tài chính, lợi nhuận doanh nghiệp và các tin tức liên quan. Nếu giá tăng mạnh mà không có bất kỳ tin tức tích cực nào hỗ trợ, bạn nên thận trọng.

Ví dụ, một cổ phiếu tăng đột biến mà không có cải thiện nào về lợi nhuận hoặc thông tin mới từ doanh nghiệp, đây có thể là dấu hiệu của sự thao túng giá hoặc đầu cơ.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bull trap là gì, dấu hiệu nhận biết và cách tránh rơi vào bull trap. Bạn hãy luôn giữ tâm lý bình tĩnh, áp dụng phân tích kỹ thuật cẩn thận, tuân thủ kỷ luật đầu tư để tránh rơi vào bẫy này, giảm thiểu rủi ro và bảo vệ nguồn vốn trong bất kỳ tình huống nào trên thị trường.

Cùng chủ đề

Khám Phá Chỉ Số Greed & Fear Trong Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam

Cập nhật chỉ số Greed & Fear mới nhất: Dưới đây là biểu đồ cập nhật chỉ số Greed & Fear và VN-Index, Quý khách hàng có thể trực tiếp …

Author icon VNSC By Finhay Calendar icon 07-01-2025 3:00:29
Quyền mua cổ phiếu là gì? Có nên đầu sử dụng quyền mua cổ phiếu không?

Quyền mua cổ phiếu là quyền lợi dành riêng cho cổ đông hiện hữu của công ty, cho phép mua thêm cổ phiếu mới với mức giá ưu đãi, giúp …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 06-01-2025 4:52:16
Phiên FTD là gì? 5 dấu hiệu để nhận biết một phiên FTD thành công

Trong phân tích kỹ thuật, “phiên FTD” (Follow-Through Day) được xem là tín hiệu quan trọng để xác nhận sự chuyển đổi từ xu hướng giảm sang xu hướng tăng …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 02-01-2025 5:01:23

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K