Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Tin Thị Trường

Bản tin thị trường ngày 21/11: VN-Index dứt chuỗi tăng, thị trường giao dịch ảm đạm

View count icon 1213
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

VN-Index hôm nay có một ngày giao dịch ảm đạm. Dù đã có thời điểm chỉ số đại diện sàn HOSE vượt lên trên tham chiếu, nhưng kết phiên, chỉ số này vẫn mất gần 9 điểm. Thanh khoản của thị trường hôm nay lại giảm mạnh. Khối ngoại quay trở lại mua ròng hơn 40 tỷ đồng.

Thị trường ảm đạm

Ngay từ đầu phiên sáng, các nhà đầu tư đã có tâm lý thận trọng khi bước vào tuần giao dịch mới. Sau khi bật tăng 3 điểm vào đầu phiên, VN-Index đã nhanh chóng lùi xuống dưới tham chiếu. Kết phiên sáng, sắc xanh chiếm đa số. Tuy nhiên, sang đến buổi chiều, thị trường lại quay về xu hướng giảm.

Khi thị trường đóng cửa, VN-Index giảm 8,68 điểm, còn 960,65 điểm (-0,9%). Chỉ số VN30-Index giảm 14,31 điểm, còn 956,89 điểm (-1,47%). Trên HOSE có 259 mã tăng và 177 mã giảm. Riêng nhóm VN30 có 7 mã tăng và 20 mã đóng cửa dưới tham chiếu. NVL và PDR tiếp tục là 2 mã giảm hết biên độ.

Ngay từ đầu phiên sáng, các nhà đầu tư đã có tâm lý thận trọng khi bước vào tuần giao dịch mới.

Ngược lại, GVR là mã duy nhất tăng kịch trần trong nhóm VN30. Đây cũng là mã có đóng góp tích cực nhất tới chỉ số chung, giúp VN-Index tăng hơn 0,9 điểm. Tiếp theo là SAB và VNM. Trong khi 10 mã đóng góp tích cực nhất chỉ giúp VN-Index tăng hơn 2,9 điểm, thì 10 mã ảnh hưởng tiêu cực nhất đã lấy đi của chỉ số này 9,6 điểm. VCB, VIC và GAS là 3 mã có ảnh hưởng tiêu cực nhất, lấy đi của chỉ số lần lượt là -1,8; -1,5 và -1,4 điểm.

Về phía nhóm ngành, cổ phiếu nông – lâm – ngư hôm nay có một phiên giao dịch sôi động, tăng gần 3,2%. HAG và SJF tiếp tục là 2 mã tăng hết biên độ. Đây cũng là phiên tăng trần thứ 4 liên tiếp của 2 mã cổ phiếu này. PSW cũng tăng hơn 4,4%, VIF (+3,5%), HNG (+2,1%)…

Nhóm sản xuất thiết bị, dịch vụ lưu trú cũng có một ngày giao dịch tích cực. Cổ phiếu chứng khoán cũng bất ngờ đóng cửa với sắc xanh (+0,51%), đi ngược với xu thế của thị trường chung. APS, APG và PSI là 3 mã tăng hết biên độ. VIX và VIG cũng có mức tăng hơn 5%, VND tăng 1,8%.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu ngân hàng, bán lẻ, bất động sản lại có phiên giao dịch không mấy khả quan. Nhóm bán lẻ mất hơn 2,5%, một số mã ghi nhận diễn biến kém lạc quan có thể kể tới như MWG (-3,6%), FRT (-3,8%), BTT (-5,8%), PNC (-4,8%)…

Ở nhóm ngân hàng, ngoại trừ VIB và SHB đóng cửa trên tham chiếu, các mã còn lại đều có một ngày giao dịch tiêu cực. EIB thậm chí còn giảm hết biên độ. Hầu hết các mã đều mất điểm mạnh trong phiên chiều như ACB mất 1,9% so với buổi sáng, BID mất 1,3%, CTG giảm 1,4%, thậm chí, STB còn mất gần 2,1%.

Thanh khoản hôm nay tiếp tục ở mức thấp. Trên HOSE, giá trị giao dịch chỉ đat hơn 8.700 tỷ đồng. Phần lớn các mã tăng kịch trần hôm nay đều thuộc nhóm vốn hoá nhỏ. Trong top 5 mã có thanh khoản cao nhất của VN-Index, chỉ có DIG đóng cửa trên tham chiếu, còn lại là HPG, DGC, STB và EIB đều giảm điểm.

Thanh khoản hôm nay tiếp tục ở mức thấp.

Khối ngoại quay trở lại mua ròng hơn 40 tỷ đồng. Chứng chỉ quỹ FUEVFVN là mã được mua ròng nhiều nhất (+62,68 tỷ đồng). Tiếp theo là VPB (+55,3 tỷ đồng) và HPG (+52,24 tỷ đồng). Ở chiều ngược lại, DGC là mã bị khối ngoại giải ngân nhiều nhất (-151,51 tỷ đồng).

Tin tức thị trường: 

  • CTCP Tập đoàn Gelex vừa công bố về việc mua lại trước thời hạn trái phiếu thuộc 2 lô trái phiếu được phát hành vào năm 2020, 2021. Số trái phiếu thuộc 2 lô có giá trị khoảng 500 tỷ đồng. Từ tháng 5/2022 đến nay, doanh nghiệp này liên tục mua lại trái phiếu trước hạn. Trong 2 tháng 5 và 6, GEX đã có 4 đợt mua lại trái phiếu, với giá trị vào khoảng 1.400 tỷ đồng.
  • CTCP Tư Vấn Và Dịch Vụ Viettel (VTK) vừa lên phương án phát hành 3,7 triệu cổ phiếu thưởng, với tỷ lệ 74,78%. Giá trị phát hành dự kiến sẽ vào khoảng gần 37 tỷ đồng. Thời gian dự kiến phát hành trong năm 2020 và quý I/2023, sau khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
  • Tổng Công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí – PVChem (PVC) dự kiến sẽ thành lập công ty con có tên là Công ty TNHH Dịch vụ Hóa chất Dầu khí (PVChem-CS). PVC sẽ góp số vốn điều lệ là 125 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ sở hữu 100%. Tính đến hết tháng 9/2022, PVC đang có 4 công ty con và 1 công ty liên kết.
  • Quỹ ngoại từ Singapore – Platinum Victory Pte.Ltd hiện đang là cổ đông lớn nhất của REE. Vừa qua, Platinum Victory Pte.Ltd đã đăng ký mua hơn 4,8 triệu cổ phiếu REE. Sau khi giao dịch hoàn tất, Platinum Victory Pte.Ltd sẽ nâng tỷ lệ sở hữu tại REE lên 34.99%, tương ứng với 124.3 triệu cp.
  • HOSE vừa có thông báo về ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu NO1 – do CTCP Tập đoàn 911 phát hành. Thời gian giao dịch từ ngày 28/11/2022, số lượng phát hành dự kiến khoảng 24 triệu cổ phiếu, với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Giá trị vốn hoá tời điểm IPO tương ứng 240 tỷ đồng.

Cùng chủ đề

Phiên 4/4: Khối ngoại vẫn bán ròng hơn 2.800 tỷ đồng, cổ phiếu nào bị “xả” mạnh nhất?
Phiên 4/4: Khối ngoại vẫn bán ròng hơn 2.800 tỷ đồng, cổ phiếu nào bị “xả” mạnh nhất?

Thông tin về việc khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh tay trên thị trường chứng khoán đã tạo áp lực lớn lên VN-Index, khiến chỉ số giảm 19,17 điểm xuống 1.210,67. Cổ phiếu FPT, ACB, MBB, VCB và SSI đều bị bán ròng mạnh, trong khi GEX và SHB lại được mua ròng. Điều này cho thấy sự dao động và ảnh hưởng của khối ngoại đối với diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 04-04-2025 4:25:10
Những “công thần” nào góp công giúp VN-Index thu hẹp đà giảm còn 19 điểm trong phiên cuối tuần 4/4?
Những “công thần” nào góp công giúp VN-Index thu hẹp đà giảm còn 19 điểm trong phiên cuối tuần 4/4?

Tin tức về chỉ số chính VN-Index giảm mạnh nhưng sau đó "gỡ" được hơn 50 điểm, giữ ngưỡng 1.200, đã tạo ra sự đánh giá tích cực trong ngành tài chính. Sự tăng cường của các cổ phiếu trụ như VIC, VHM và LPB đã giúp giữ cho chỉ số ổn định. Tuy nhiên, áp lực từ việc bán ròng của khối ngoại và tác động tiềm tàng từ chính sách thuế của Mỹ vẫn khiến nhà đầu tư cần thêm thời gian để đánh giá tác động thực sự. Thị trường đang chờ đợi các giải pháp hợp lý từ cả hai phía để ổn định và phát triển trong tương lai.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 04-04-2025 4:20:10
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới

Sự kiện "Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới" tại Đại sứ quán Bỉ đã tạo ra tác động tích cực đối với nhiều ngành liên quan. Bằng cách nhấn mạnh vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, sự kiện đã thúc đẩy ý thức về tầm quan trọng của phụ nữ trong lãnh đạo, đổi mới và phát triển kinh doanh. Đồng thời, thông điệp về sự cần thiết của chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ đã được lan truyền, khuyến khích sự tham gia và đóng góp của phụ nữ trong việc nắm bắt cơ hội và thách thức của thị trường hiện đại.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 04-04-2025 3:55:08

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K