Với mức tăng trưởng cực kỳ ấn tượng trong quý III vừa qua, Masan (MSN) đã vượt 30% mục tiêu lợi nhuận năm.
Theo báo cáo tài chính mới nhất của CTCP Tập đoàn Masan (HoSE – MSN), tập đoàn này ghi nhận doanh thu thuần đạt 21.487 tỷ đồng, tăng khoảng 6,6% so với mức 20.155 tỷ đồng cùng kỳ 2023, nhờ sự tăng trưởng bền vững từ các mảng kinh doanh và tiêu dùng bán lẻ.
Thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao (EBITDA) đạt con số 4.233 tỷ đồng trong quý III, tăng 13,2% so với cùng kỳ 2023. Mức tăng đáng kể này nhờ đà tăng lợi nhuận tích cực của tất cả các mảng kinh doanh tiêu dùng bán lẻ.
Lợi nhuận sau thuế sau khi phân bổ cổ đông thiểu số (NPAT Post-MI) đạt con số 701 tỷ đồng tăng khoảng 1.349% so với cùng kỳ.
Kết quả kinh doanh tích cực là thành quả của khả năng sinh lời mạnh trong nhiều mảng bán lẻ và 788 tỷ đồng cải thiện chi phí lãi vay ròng giảm, cùng việc không phát sinh chi phí do biến động tỷ giá hối đoái.
Masan đã phòng ngừa rủi ro 100% khoản vay USD dài hạn từ đầu năm, điều này đã giúp MSN giữ được kết quả kinh doanh trước những tác động tiêu cực của biến động tỷ giá, giúp lợi nhuận sau thuế sau phân bổ cổ đông thiểu số tăng 511 tỷ đồng YoY.
Chi phí lãi vay ròng được cải thiện 277 tỷ đồng so với cùng kỳ trong quý III vừa qua, nhờ vào dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và nguồn vốn tăng thêm trong kỳ.
Ở bảng cân đối kế toán, số dư tiền và tương đương tiền ở mức 16.333 tỷ đồng trong quý III, ổn định so với con số 16.919 tỷ đồng tại quý IV/2023.
Nợ ròng/EBITDA 12 tháng gần nhất đang ở mức 3,4x so với mức 3,9x của quý IV/2023, đạt mục tiêu dưới mức 3,5x nhờ vào sự cải tiến của dòng tiền và từ hoạt động kinh doanh cùng dòng vốn từ các hoạt động tài trợ vốn của doanh nghiệp.
Dòng tiền tự do (FCF) trong 12 tháng gần nhất tăng lên mức 8.173 tỷ đồng ở quý III, tăng 27,4% so với cùng kỳ.
Kết quả kinh doanh các công ty con thuộc Masan
Masan Consumer Corporation (UPCoM: MCH) ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu 10.4% so với cùng kỳ, đạt con số 7.987 tỷ đồng. Con số này được đóng góp bởi các chiến lược cao cấp hóa trong ngành thực phẩm tiện lợi, gia vị giúp đạt tăng trưởng lần lượt 11% và 6,7%YoY. Hoạt động đổi mới trong ngành hàng đồ uống, chăm sóc gia đình & cá nhân đã giúp tăng trưởng lần lượt đạt các con số 18,8% và 12,4% YoY.
MCH duy trì biên lợi nhuận gộp ở mức cao là 46,8% cao hơn 20 điểm cơ bản so với cùng kỳ, nhờ triển khai chiến lược cao cấp trong ngành hàng Gia vị và thực phẩm tiện lợi, cùng với việc kết hợp các sản phẩm có biên lợi nhuận cao, chiến lược giá phù hợp ở các danh mục sản phẩm phụ quan trọng.
MCH có chiến lược giảm hoạt động xúc tiến thương mại để đầu tư vào hoạt động có tỷ suất hoàn vốn cao, như phát triển kênh đầu tư mới, tiếp thị xây dựng thương hiệu từ đó tối ưu hóa chi phí hoạt động trên doanh thu, thêm 70 điểm cơ bản. Theo đó, biên lợi nhuận sau thuế phân bổ cổ đông thiểu số tăng 90 điểm cơ bản tăng 25,9% so với cùng kỳ.
Hàng tồn kho tại các nhà phân phối duy trì ở mức ổn định 14 ngày.
WinCommerce (WCM) có kết quả doanh thu tăng 9,1% YoY, đạt con số 8.603 tỷ đồng trên toàn mạng lưới, được đóng góp chủ yếu bởi các cửa hàng mới WIN và WinMart+ Rural đạt mức tăng trưởng LFL tăng lần lượt là 12,5% và 11,5%. Mô hình cửa hàng truyền thống tăng 8% YoY. Lợi nhuận sau thuế của WCM đạt con số dương 20 tỷ đồng trong quý III/2024/ Đây là dấu hiệu cho thấy mô hình gặt hái lợi nhuận bền vững trong thời gian tới.
Tính đến tháng 9/2024, WCM vận hành hơn 3.733 cửa hàng WCM và mở thêm 60 cửa hàng mới từ quý II. Tăng trưởng LFL được cải thiện, các mô hình cửa hàng mới với giá trị khác biệt cho khách hàng đã giúp WCM linh hoạt hơn trong việc chọn địa điểm mở cửa hàng.
Các siêu thị WinMart đạt lợi nhuận hoạt động EBIT dương trong khi tăng trưởng doanh thu không đổi, nhờ cải thiện tỷ lệ hao hụt.
Masan MEATLife (MML) ghi nhận mức tăng EBIT 43 tỷ đồng so với năm ngoái, tăng 105 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trước phân bổ cho cổ đông tối thiểu, trong quý III. Đây cũng là quý thứ 3 liên tiếp mà MML có báo cáo EBIT dương và cũng là quý đầu tiên có NPAT Pre-MI dương 20 tỷ đồng, kể từ năm ngoái. Kết quả kinh doanh tích cực đến từ doanh số mảng thịt chế biến tăng, hưởng lợi từ giá thị trường gà, lợn cao hơn. Trong quý III/2024, doanh thu mảng thịt gồm các sản phẩm thịt gà, lợn tươi, thịt chế biến tăng 13,6%, khi doanh thu mảng trang trại lại giảm 28,2% do MML triển khai chiến lược tài cấu trúc mảng gà trang trại, thay vào đó tập trung hơn vào giá trị ở hạ nguồn. Nhờ đó doanh thu của MML tăng 1,7% YoY, lên con số 1.936 tỷ đồng trong quý III/2024.
MML phát triển sứ mệnh các mạng hóa thị trường thịt chế biến của Việt Nam bằng các sản phẩm thơm ngon, chất lượng cao, tốt cho sức khỏe, với 2 thương hiệu mạnh là Ponnie và Heo Cao Bồi. Hai thương hiệu này đã đạt được 50% thị phần xúc xích tiệt trùng.
Việc triển khai những đổi mới trong sản phẩm đã đóng góp 130 tỷ đồng, là động lực chính cho tăng trưởng 19,4% YoY của mảng thịt chế biến. Theo đó, trọng tâm chiến lược là đa dạng hóa các sản phẩm để mở rộng sự lựa chọn.
Dùng thịt lợn làm thịt chế biến tăng từ 5,8% trong quý III/2023 lên 7,4% trong quý III năm nay, phù hợp với chiến lược chung của MML nằm tăng biên lợi nhuận gộp và phát triển liên kết theo chiều dọc.
Việc tái cấu trúc mảng trang trại hiện là nỗ lực của doanh nghiệp này nhằm giảm rủi ro khi thị trường trai trại biến động, đồng thời duy trì ở quy mô phù hợp đảm bảo nguồn cung nguyên liệu cho nhu cầu trong nước.
Doanh thu thuần của Phúc Long Heritage (PLH) tăng 12,8% YoY lên con số 425 tỷ đồng trong quý III/2024, nhờ đóng góp từ 21 cửa hàng mới ngoài WCM mở trong quý vừa qua. PLH vận hành 174 cửa hàng trên toàn quốc, duy trì doanh thu có mức tăng ổn định trong quý III, cụ thể tăng 2% so với quý II/2024.
EBIT của Masan High-Tech Materials (MHT) trong quý III giảm 117 tỷ đồng YoY. Điều này diễn ra bởi thị trường có nhu cầu thấp hơn, đồng thời hoạt động kinh doanh bị gián đoạn do bão Yagi cùng kế hoạch bảo trì nhà máy trong bối cảnh thuận lợi về giá bán trên thị trường.
Ban lãnh đạo công ty đang tập trung và bán lượng hàng tồn kho. Theo đó, tổng doanh số bán trong quý IV/2024 dự kiến sẽ nhiều hơn tổng doanh số trong 9 tháng đầu năm. Việc H.C.Starck cho Mitsubishi Materials Corporation với giá 134,5 triệu USD sẽ hoàn tất trong năm nay. Khi đó, MHT dự kiến sẽ hưởng lợi từ việc tăng LNST trong dài hạn lên khoảng 20-30 triệu USD. Số tiền thu được sẽ được sử dụng để giảm nợ, đồng thời việc bán HCS cũng giúp MHT giải tỏa khỏi khoản nợ từ quỹ hưu trí, với giá trị khoảng 196 triệu USD tính đến quý III/2024.
Techcombank – TCB là công ty liên kết của Masan cũng đóng góp 1.136 tỷ đồng vào EBITDA trong quý III, tương đương mức tăng 8,7% so với cùng kỳ 2023.