Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Đầu Tư

Nợ ngắn hạn là gì? Gồm những khoản nào?

View count icon 7484
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Nợ ngắn hạn là một yếu tố quan trọng trong báo cáo tài chính, góp phần phản ánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Nắm rõ và vận dụng thông tin này sẽ giúp ích cho việc phân tích và đánh giá thị trường của các nhà đầu tư cũng như chủ doanh nghiệp. Vậy nợ ngắn hạn là gì? Gồm những khoản nào? Cùng Chứng khoán Vina tìm hiểu ý nghĩa của nợ ngắn hạn và cách vận dụng chỉ số này trong phân tích tài chính qua bài viết dưới đây. 

Nợ ngắn hạn là gì?

Nợ ngắn hạn (current liabilities) là thuật ngữ mô tả tổng giá trị các khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp có thời hạn ít hơn 12 tháng hoặc trong một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường.

Trong báo cáo tài chính, nợ ngắn hạn đề cập đến các khoản nợ được mô tả ở cột ghi nợ. Bản chất của nợ ngắn hạn là những khoản nợ phải trả trong khoảng thời gian ngắn, doanh nghiệp thường thanh toán nợ ngắn hạn bằng tiền mặt.

no-ngan-han-bao-gom-nhung-gi

Nợ ngắn hạn bao gồm những gì?

Nợ ngắn hạn bao gồm các khoản:

  • Nợ phải trả người bán ngắn hạn (mã 311): Số tiền phải thanh toán cho người bán trong vòng 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất kinh doanh.
  • Người mua trả tiền trước ngắn hạn (mã 312): Số tiền người mua ứng trước để mua các sản phẩm, hàng hóa, tài sản hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Khi đó, doanh nghiệp cần có trách nhiệm cung cấp sản phẩm cho người mua trong thời hạn không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ kinh doanh.
  • Thuế và các khoản nộp nhà nước (mã 313): Tổng giá trị các khoản mà doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước như thuế, phí, lệ phí khác.
  • Phải trả cho người lao động (mã 314): Số tiền thanh toán cho người lao động tại thời điểm làm báo cáo.
  • Chi phí phải trả ngắn hạn (mã 315): Chi phí trả cho các khoản nợ sau khi nhận hàng hóa, dịch vụ nhưng chưa có hóa đơn hoặc các khoản chi phí chắc chắn sẽ phát sinh, cần tính vào chi phí trong kỳ kinh doanh nhưng chưa có đầy đủ hồ sơ.

no-ngan-han-cua-Vinamilk

Ví dụ minh hoạ nợ ngắn hạn trên BCTC Quý III của Vinamilk

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất quý III CTCP Sữa Việt Nam

  • Phải trả nội bộ ngắn hạn (mã 316): Chi phí phải trả cho các khoản nội bộ, với chu kỳ không quá 12 tháng hay một chu kỳ sản xuất kinh doanh tại thời điểm báo cáo. Nội bộ ở đây có thể bao gồm chi phí giữa trụ sở chính với chi nhánh hay đơn vị phụ thuộc chưa có tư cách pháp nhân. 
  • Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng (mã 317): Khoản chênh lệch giữa tổng số tiền lũy kế mà khách hàng phải thanh toán theo tiến độ kế hoạch lớn hơn doanh thu lũy kế tương ứng đã ghi nhận.
  • Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn (mã 318): Khoản doanh thu chưa thực hiện nằm trong phần nghĩa vụ của doanh nghiệp cần thực hiện trong 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất kinh doanh tại thời điểm báo cáo.
  • Khoản phải trả ngắn hạn khác (mã 319): Các khoản phải trả có kỳ hạn dưới 12 tháng hoặc trong 1 chu kỳ sản xuất/kinh doanh như tài sản thừa chưa rõ nguyên nhân, ký quỹ ngắn hạn, ký cược…
  • Khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn (mã 320): Tổng giá trị doanh nghiệp vay mượn của các tổ chức tài chính, ngân hàng…
  • Khoản dự phòng phải trả ngắn hạn (mã 321): Khoản dự phòng cho các khoản phải trả với thời hạn thanh toán dưới 12 tháng hoặc trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh.
  • Quỹ khen thưởng, phúc lợi (mã 322): Tổng chi phí sử dụng cho quỹ khen thưởng, phúc lợi được ban điều hành điều khiển nhưng chưa sử dụng.
  • Quỹ bình ổn giá hàng hóa (mã 323): Khoản tiền dự phòng cho quỹ bình ổn giá khi có các biến động thị trường ảnh hưởng đến giá hàng hóa.
  • Khoản giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ (mã 324): Khoản chi phí cho thấy giá trị của trái phiếu chính phủ của bên bán lại, chưa kết thúc hợp đồng tại thời điểm báo cáo.

y-nghia-cua-no-ngan-han

Nợ ngắn hạn là chỉ số quan trọng trên báo cáo tài chính, vậy nợ ngắn hạn được thể hiện thế nào trong bảng cân đối kế toán? 

Khi muốn xem dữ liệu nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể xem tại mục Nợ phải trả trên báo cáo tài chính, trong đó có phần Nợ ngắn hạn. Tùy tình hình kinh doanh của từng doanh nghiệp mà danh mục các khoản Nợ ngắn hạn trên báo cáo tài chính có thể sẽ khác nhau.  

Mối quan hệ giữa nợ ngắn hạn và các chi phí trên báo cáo tài chính 

Nợ ngắn hạn là một trong các chỉ số quan trọng trong báo cáo tài chính mà các nhà đầu tư hay chủ doanh nghiệp cần lưu tâm, nó phản ánh một phần hoạt động kinh doanh cũng như khả năng phát triển của doanh nghiệp. 

Nợ ngắn hạn giúp nhà đầu tư đánh giá được tình hình kinh doanh và khả năng lưu động vốn của công ty để giải quyết các khoản nợ. Để tính hệ số thanh toán, có thể áp dụng công thức sau:

Hệ số thanh toán hiện thời = Tài sản lưu động/nợ ngắn hạn.

Cách xác định hệ số thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn:

Hệ số thanh toán nhanh = Tổng tiền và chứng khoán ngắn hạn/tổng nợ ngắn hạn.

Trong đó:

Tổng tiền và chứng khoán ngắn hạn = Tài sản lưu động – Hàng tồn kho

Chỉ số thanh toán ngắn hạn lớn thể hiện độ tin cậy của mã cổ phiếu doanh nghiệp và thích hợp để đầu tư. Nhà đầu tư cũng cần xem xét so sánh hệ số thanh toán với các mã chứng khoán khác cùng ngành, các khoản phí phát sinh cùng kỳ để có quyết định chính xác nhất. 

Sự thay đổi của nợ ngắn hạn có ý nghĩa gì?

Nợ ngắn hạn là chỉ số có ở hầu hết các doanh nghiệp dù ở lĩnh vực nào, vậy sự tăng/giảm của chỉ số nợ ngắn hạn có ý nghĩa gì trong hoạt động của các doanh nghiệp?

Nợ ngắn hạn giảm nói lên điều gì?

Nợ ngắn hạn của doanh nghiệp giảm cho thấy: 

  • Thuế và các khoản thanh toán cho nhà nước giảm: Phản ánh hoạt động kinh doanh sụt giảm của doanh nghiệp, dẫn đến giảm các khoản thuế phí phải đóng cho nhà nước.
  • Doanh nghiệp phải thanh toán hóa đơn cho đối tác: Điều này cho thấy mức độ tin tưởng giữa công ty với đối tác chưa thực sự cao nên cần nhanh chóng thanh toán sớm các khoản phí giao dịch.
  • Các khoản phải trả cho người lao động giảm: Cho thấy doanh nghiệp đang trong giai đoạn khó khăn và phải cắt giảm quy mô sản xuất, giảm năng suất và khối lượng hàng hóa.
  • Khoản vay nợ và thuê tài chính giảm: Cho thấy tốc độ phát triển của doanh nghiệp khá chậm, không có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh.

chi-phi-phai-tra-ngan-han

Nợ ngắn hạn trong bảng cân đối kế toán giảm là dấu hiệu cho thấy sự bất ổn trong hoạt động của công ty, khả năng phát triển chậm và suy giảm uy tín trên thị trường. Tuy nhiên, đây chỉ là một yếu tố đánh giá, để đưa ra quyết định chính xác nhất, nhà đầu tư cần dựa vào nhiều chỉ số khác. 

Nợ ngắn hạn tăng nói lên điều gì?

Trái với trường hợp nợ ngắn hạn giảm, nợ ngắn hạn của doanh nghiệp tăng sẽ phản ánh các dấu hiệu ngược lại:

  • Nợ ngắn hạn phải trả cho người bán tăng: Uy tín và vị thế của doanh nghiệp với đối tác, khách hàng tốt nên phía người bán sẵn sàng cho doanh nghiệp chậm thanh toán trong một khoảng thời gian tương đối dài.
  • Các khoản thuế, phí phải thanh toán cho nhà nước tăng: đồng nghĩa với việc doanh thu và lợi nhuận ròng của doanh nghiệp cũng tăng lên đáng kể, tức là tình hình kinh doanh rất tích cực.
  • Nợ phải trả cho người lao động tăng so với cùng kỳ: Chi phí trả cho nhân lực sẽ tăng có thể phản ánh doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất và có thêm nhiều nhân công. Tuy nhiên, nếu mức tăng không tương đương với sự tăng lên của doanh thu, thì điều này lại cho thấy công ty gặp vấn đề về tài chính và nợ tiền người lao động.
  • Vay và nợ thuê tài chính tăng so với cùng kỳ: Đây là một trong những dấu hiệu của quá trình mở rộng quy mô sản xuất và đầu tư kinh doanh mới. Tuy nhiên, cần kiểm soát tốt yếu tố này nếu không muốn ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng của doanh nghiệp.

y-nghia-khi-no-ngan-han-tang

Có thể thấy, nợ ngắn hạn phản ánh tình hình tài chính và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Vì thế nó là yếu tố quan trọng để nhà đầu tư xem xét có nên rót vốn hay không. Chủ doanh nghiệp cũng có thể nhìn vào chỉ số này để nắm được vấn đề công ty gặp phải có những điều chỉnh hợp lý. Hy vọng những thông tin trên đây đã cung cấp cho độc giả cái nhìn chi tiết nhất về nợ ngắn hạn. Qua đó giúp cho việc vận dụng, lựa chọn doanh nghiệp/cổ phiếu hiệu quả hơn.

Disclaimers: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo và cung cấp thông tin, không phải là lời khuyên đầu tư. Nội dung chia sẻ có thể đã cũ do yếu tố thời gian. Vui lòng chủ động tìm hiểu thêm thông tin.

VNSC by Finhay – Tích lũy và đầu tư từ đây

Finhay, chủ quản của Chứng khoán Vina (VNSC): Giấy phép số 50/UBCK-GPHĐKD do Ủy ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp ngày 29 tháng 12 năm 2006

Cùng chủ đề

Khác biệt giữa sàn HOSE và Upcom

Khác biệt giữa sàn HOSE và Upcom Thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, trong đó sàn HOSE (Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM) và Upcom …

Author icon Người Viết Calendar icon 05-10-2024 12:13:23
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) tăng lãi suất và ảnh hưởng của nó đến thị trường chứng khoán toàn cầu

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) tăng lãi suất và ảnh hưởng của nó đến thị trường chứng khoán toàn cầu Các quyết định chính sách tiền tệ của …

Author icon Người Viết Calendar icon 03-10-2024 11:02:32
Phố Wall là gì và tác động của nó đến thị trường Việt Nam như thế nào?

Phố Wall là gì và tác động của nó đến thị trường Việt Nam như thế nào? Phố Wall (Wall Street) là một trong những khái niệm kinh tế tài …

Author icon Người Viết Calendar icon 03-10-2024 10:45:51

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K