Cổ phiếu PVS là một trong những cái tên đầu ngành nhóm dầu khí, thường nằm trong danh mục yêu thích của nhà đầu tư. Trong bài viết dưới đây, VNSC sẽ giúp bạn hiểu rõ về công ty phát hành, thông tin và đánh giá chi tiết về cổ phiếu PVS trong năm nay.
Tìm hiểu chung về cổ phiếu PVS
PVS là một mã cổ phiếu dầu khí do Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) phát hành, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Tổng quan về Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam
Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) – mã chứng khoán PVS – được thành lập năm 1976, là thành viên thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Công ty chuyên cung cấp các dịch vụ kỹ thuật cho ngành công nghiệp dầu khí như: dịch vụ khoan, dịch vụ vận tải và logistic, dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị dầu khí, dịch vụ cơ khí chế tạo và nhiều dịch vụ khác liên quan. Với kinh nghiệm và uy tín đã được khẳng định, PTSC hiện đang chiếm thị phần lớn trong lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam.
Một số cột mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển công ty:
- Năm 1976: Thành lập Công ty Địa Vật lý, đây là tiền thân của Công ty Địa vật lý và Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí.
- Năm 1986: Thành lập Công ty Dịch vụ Dầu khí (PSC).
- Năm 1989: Thành lập Công ty Địa vật lý và Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (GPTS).
- Tháng 02/1993: Sáp nhập Công ty Dịch vụ Dầu khí (PSC) và Công ty Địa vật lý và Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (GPTS) thành Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC).
- Năm 2006: Cổ phần hóa và chào bán cổ phiếu lần đầu.
- Năm 2007: Chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần và niêm yết cổ phiếu PVS trên sàn chứng khoán Hà Nội (HNX).
- Năm 2021: Bổ sung thêm lĩnh vực kinh doanh gồm sản xuất điện, truyền tải và phân phối điện, xây dựng công trình năng lượng tái tạo…
PTSC hiện là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành công nghiệp dầu khí của đất nước. Công ty không ngừng cập nhật, đổi mới công nghệ để mang đến những dịch vụ tốt nhất, phục vụ tốt nhất cho khách hàng.
Thông tin chung về cổ phiếu PVS
Cổ phiếu PVS được giao dịch lần đầu tiên trên sàn HNX vào ngày 20/07/2007, ngày phát hành gần nhất là 28/05/2024. Hiện tại, ba cổ phiếu đông lớn nhất của công ty bao gồm:
- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nắm giữ 51,38% cổ phần.
- CTBC Vietnam Equity Fund nắm giữ 3,77% cổ phần.
- Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank Capital) nắm giữ 3,07% cổ phần.
Một số thông tin cơ bản về cổ phiếu PVS:
- Cổ phiếu đang lưu hành: 477.966.290 cổ phiếu.
- Khối lượng giao dịch TB 10 ngày: 3.946.950 cổ phiếu. (tính tới ngày 05/07/2024).
- Vốn hoá: 20,552.55 tỷ đồng.
Đánh giá cổ phiếu PVS
Để đánh giá cổ phiếu PVS, bạn cần phân tích chi tiết lịch sử giá cổ phiếu và hình hoạt động của công ty để có cái nhìn tổng quan về tiềm năng đầu tư của cổ phiếu này. Cụ thể như sau:
Lịch sử giá cổ phiếu PVS
Thời gian đầu sau khi lên sàn, từ 20/07/2007 đến 31/10/2007, giá cổ phiếu PVS nhanh chóng đạt đỉnh. Tuy nhiên, sau đó duy trì xu hướng giảm cho tới ngày 12/03/2009 đạt đáy ở mức 8.500đ/cổ phiếu. Sau đó, giá cổ phiếu này trải qua nhiều biến động tăng giảm theo diễn biến thị trường.
Thời kỳ dịch bệnh, kinh tế khó khăn, cổ phiếu PVS cũng chịu ảnh hưởng, giá cổ phiếu trong trong giai đoạn này dao động từ 20.000đ – 28.000đ/cổ phiếu. Từ giữa năm 2023, giá cổ phiếu có dấu hiệu tăng trở lại, đạt mức 40.800đ/cổ phiếu vào ngày 16/10/2023. Từ đó đến tháng 06/2024, giá cổ phiếu dao động trong khoảng 30.000 – 40.000đ/cổ phiếu.
Tình hình hoạt động của công ty
PVS đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong thời gian gần đây. Cụ thể, trong quý I/2024, công ty ghi nhận doanh thu đạt 3.710 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt gần 305 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ. Kết quả này đã hoàn thành 46% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
PVS dự kiến sẽ tăng trưởng 50% so với cùng kỳ trong quý 2/2024. Cụ thể, tính đến cuối tháng 5/2024, công ty đã ghi nhận doanh thu là 6.800 tỷ đồng, lợi nhuận là 573 tỷ đồng, lần lượt tăng 11% và 50% so với cùng kỳ. Kết quả này đạt được do hoạt động mua bán, sáp nhập và hoàn thành 4 chân đế điện gió cho dự án Greater Changhua 2a&4 tại Đài Loan (Trung Quốc).
Tiến độ dự án PVS 1
Dự án dầu khí | Giá trị ước tính | Tiến độ tới năm 2024 (ước tính) |
Thượng nguồn Lô B | 1.500 triệu USD | 12% |
Trung nguồn Lô B | 600 triệu USD | 12% |
Lạc Đà Vàng | 245 triệu USD | 40% |
Sư Tử Trắng | 250 triệu USD | 30% |
Nam Du - U Minh | 150 triệu USD | 30% |
Trong giai đoạn 2024 – 2030, PVS hướng tới xuất khẩu điện sang Singapore qua đường dây điện dưới biển. Các dự án điện gió hiện tại của PVS là Hai Long, Greater Changhua 2b&4, Baltica 2 và Feng Miao có tiềm năng lớn trong tương lai vì đáp ứng đúng nhu cầu năng lượng bền vững.
Tiến độ dự án PVS 2
Dự án điện gió | Giá trị ước tính | Thời gian thực hiện ước tính | Tiến độ đến năm 2024 |
Điện gió Hai Long | 90 triệu USD | 2022 - 2024 | 100% |
Điện gió Greater Changhua 2b & 4 | 300 triệu USD | 2023 - 2025 | 60% |
Điện gió Baltica 2 | 200 triệu USD | 2023 - 2026 | 50% |
Điện gió Fengmiao | 200 triệu USD | 2024 - 2026 | 30% |
Mảng Cơ khí & Xây dựng (M&C) được kỳ vọng tăng trưởng tới 70%, đóng góp 68% – 72% tổng doanh thu và 28% – 36% tổng lợi nhuận gộp của PVS trong giai đoạn 2024 – 2025. Trong đó, các dự án khác như Lạc Đà Vàng, Sư Tử Trắng, Nam Du – U Minh và đặc biệt là Lô B – Ô Môn của PVS đang triển khai cũng hứa hẹn mang lại nguồn doanh thu lớn cho công ty trong tương lai.
Có nên mua cổ phiếu PVS 2024?
Để trả lời câu hỏi này, bạn cần đánh giá về định giá, rủi ro đầu tư và triển vọng phát triển tương lai của cổ phiếu PVS, cụ thể:
Định giá cổ phiếu PVS
Hiện tại, nhiều công ty chứng khoán lớn đều đánh giá cổ phiếu PVS ở mức giá từ 30.000đ – 47.000đ/cổ phiếu, phản ánh tiềm năng tăng trưởng tốt trong dài hạn. Như vậy, cổ phiếu PVS hiện đang được định giá hấp dẫn.
Triển vọng cổ phiếu PVS
PVS sở hữu những lợi thế cạnh tranh lớn so với các doanh nghiệp cùng ngành về năng lực chuyên môn, có nhiều dự án dầu khí lớn, tập trung phát triển điện gió ngoài khơi, có nhiều kinh nghiệm đấu thầu và thực hiện các dự án EPC, cụ thể:
- Năng lực chuyên môn: PVS là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam, với khả năng thực hiện chuyên môn tốt và hệ thống cơ sở vật chất phụ trợ đầy đủ. Điều này giúp PVS duy trì vị trí thế cạnh tranh mạnh mẽ trong ngành.
- Nắm giữ các dự án lớn: PVS có nhiều dự án thăm dò và khai thác dầu khí lớn như Sư Tử Trắng giai đoạn 2b, Lạc Đà Vàng, Nam Du – U Minh và đặc biệt là Lô B – Ô Môn. Các dự án này dự kiến sẽ triển khai từ nửa cuối năm 2024, tạo ra nguồn công việc dồi dào và tăng trưởng doanh thu đáng kể cho PVS.
- Phát triển điện gió ngoài khơi: PVS đang nâng cao năng lực thực hiện EPC trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi, tham gia vào nhiều dự án quốc tế tại Đài Loan và Ba Lan như Hai Long, Greater Changhua 2b&4, Baltica 2 và Fengniao. Điều này không chỉ giúp PVS mở rộng phạm vi hoạt động mà còn tăng biên lợi nhuận gộp từ các dự án này.
- Nhiều kinh nghiệm đấu thầu và thực hiện các dự án EPC: Kinh nghiệm và cơ sở vật chất hỗ trợ tốt giúp PVS có nhiều cơ hội đấu thầu các dự án EPC, đặc biệt là các dự án điện gió ngoài khơi. Điều này sẽ giúp PVS nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng biên lợi nhuận của các dự án này.
Rủi ro đầu tư
Mặc dù có nhiều tiềm năng, đầu tư vào cổ phiếu PVS cũng tồn tại một số rủi ro. Giá cổ phiếu PVS có thể bị ảnh hưởng bởi biến động giá dầu thế giới, các chính sách kinh tế vĩ mô, và sự cạnh tranh trong ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí. Nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng và theo dõi sát sao các yếu tố này trước khi đưa ra quyết định đầu tư.
Trên đây là những thông tin cơ bản và đánh giá, nhận định về cổ phiếu PVS. Có thể thấy, cổ phiếu này là một trong những lựa chọn hấp dẫn cho các nhà tư vấn muốn tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực dầu khí. Tuy nhiên, bạn nên theo dõi, phân tích biến động giá dầu, tình hình ngành dầu khí… và những yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ngành dầu khí khác để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.
Disclaimer: Đây không phải khuyến nghị đầu tư!