Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng giá trị 16.591,8 tỷ đồng, chỉ tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ đã bán ròng giá trị 15.077.4 tỷ đồng. Top các mã khớp lệnh của nhà đầu tư nước ngoài bao gồm: FPT, VHM, VRE, MWG, FUEVFVND, HPG, TCB, VNM, VCB.
Giá trị chỉ số VN-Index đóng cửa tháng 6 vừa qua, tại mức 1.245,32 điểm đã giảm 16,4 điểm tương đương với giảm khoảng 1,3% so với thời điểm cuối tháng 5, với khối lượng thanh khoản gần như đi ngang.
Tổng giá trị giao dịch bình quân trên 3 sàn trong tháng 6 đã đạt 26.356 tỷ đồng. Tính riêng phần khớp lệnh thì giá trị giao dịch bình quân phiên ở mức 22.683 đã tăng nhẹ 4% so với tháng trước và 3,8% so với mức bình quân của 5 tháng gần nhất.
Tính riêng phần giao dịch khớp lệnh, nhà đầu tư khối ngoại lại phá kỷ lục về mức bán ròng, tiếp tục bán ra mạnh ở nhóm: Công nghệ thông tin, Ngân hàng, Bất động sản, Chứng khoán và Chứng chỉ quỹ. Nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ như VNSML tăng và hấp dẫn dòng tiền, trong khi tỷ trọng phân bổ dòng tiền đang giảm ở nhóm vốn hóa lớn VN30 và VNMID.
Theo đó, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng khoảng 16.591,8 tỷ đồng, tính riêng phần giao dịch khớp lệnh thì nhóm này đã bán ròng 15077.4 tỷ đồng. Đồng thời, họ mua ròng khớp lệnh ở nhóm: Xây dựng và vật liệu xây dựng, Hàng & dịch vụ công nghiệp. Top các mã mua ròng khớp lệnh gồm: MBB, MSN, HAH, PC1, HSG, CTR, FRT, PAN, EVF, CTD.
Phía nhóm bán ròng khớp lệnh của nhà đầu tư nước ngoài là nhóm: Công nghệ thông tin. Top các mã bán ròng của khối này là: FPT, VHM, VRE, MWG, FUEVFVND, HPG, TCB, VNM, VCB.
Nhà đầu tư cá nhân mua ròng vào giá trị 15.582,35 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khoảng 16436.3 tỷ đồng. Chỉ tính giao dịch khớp lệnh họ đã mua ròng 12/18 ngành, chủ yếu là các nhóm ngành Công nghệ thông tin. Top mua ròng của các nhà đầu tư cá nhân tập trung ở các mã: FPT, VHM, HPG, VRE, VND, VCB, BID, MWG, TCB, GAS.
Ở phía bán ròng khớp lệnh: Khối ngoại bán ròng 6/18 ngành, chủ yếu ở các nhóm ngành Hàng cá nhân & Gia dụng, Thực phẩm & đồ uống. Top các ngành bán ròng có những mã như: MSN, MBB, VPB, PC1, HSG, GVR, CTD, FRT, HAH.
Khối tự doanh mua ròng khoảng 1.740,45 tỷ đồng, với giao dịch khớp lệnh họ bán ròng 66,4 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Nhóm này đã mua ròng 5/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất tập trung vào ngành: Thực phẩm và đồ uống, Dịch vụ tài chính. Top mua ròng khớp lệnh của nhóm tự doanh ngành hôm nay bao gồm các mã: FUEVFVND, VNM, FUESSVFL, SAB, CTG, KBC, DGC, VHM, EIB, GEX.
Top bán ròng tập trung ở nhó Công nghệ thông tin. Top các mã cổ phiếu được bán ròng bao gồm: FPT, HPG, GMD, GAS, PNJ, VPB, ACB, DBC, KDH, FRT.
Nhà đầu tư trong nước bán ròng giá trị 730,98 tỷ đồng và tính riêng giao dịch khớp lệnh đã bán ròng khoảng 1292.5 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, nhóm khối nội đã bán ròng 8/18 ngành và giá trị lớn nhất tập trung ở nhóm Công nghệ thông tin và danh sách các mã bán ròng có: FPT, BID, DGC, VIB, SSB, VCG, HPG, DCM, HAH, FUEVFVND.
Mua ròng lớn nhất là nhóm Thực phẩm & đồ uống. Top mua ròng có các mã như: VPB, MSN, MWG, PNJ, GVR, MBB, POW, REE, VNM, GMD.
Xét theo khung tháng, tỷ trọng dòng tiền đã giảm về đáy 10 tháng ở nhóm ngành: Bất động sản và Chứng khoán, trong khi nhó Hóa chất, Thép, Kho bãi hậu cần bảo dưỡng, Điện, Công nghệ thông tin, Sản xuất dầu khí, Dệt may đều tăng.
Nhóm ngành suy yếu trong tháng 5 tiếp tục yếu đi ở tháng 6, bao gồm các ngành: Bất động sản và Chứng khoán. Đây là 2 ngành chịu áp lực bán ròng bán mạnh nhất bởi khối ngoại và đang thiếu câu chuyện dẫn dắt dòng tiền. Nhóm ngành tạo đỉnh ở tháng 5 tiếp tục duy trì vùng đỉnh ở tháng 6 có các ngành: Thực phẩm, Công nghệ thông tin, Kho bãi hậu cần & bảo dưỡng, Điện, Hàng không, Dệt may, Vận tải đường thủy. Nhờ đó, các ngành này đạt hiệu suất tích cực với chỉ số giá đi ngược xu hướng chung và tăng điểm.
Nhóm có dòng tiền giảm từ đỉnh 10 tháng bao gồm: Nuôi trồng nông & thủy sản, Bán lẻ, Dịch vụ dầu khí, Hàng cá nhân. Dòng tiền tăng trở lại ở các nhóm: Ngân hàng, Thiết bị điện, Vật liệu xây dựng.
Xét theo quy mô vốn hóa, dòng tiền tiếp tục tập trung mạnh ở nhóm VNMID với tỷ trọng đạt 43,6%, nhưng tăng mạnh ở nhóm vốn hóa nhỏ VNSML với tỷ trọng đạt 12,9% – đây là tỷ lệ cao nhất trong hơn 1 năm qua. Tỷ trọng dòng tiền giảm nhẹ ở nhóm VN30 về mức 39,1% so với mức 40,2% trong tháng 5.
Xét về quy mô dòng tiền, giá trị giao dịch bình quân phiên tăng mạnh ở nhóm VNSML tăng thêm 575 tỷ đồng, tương đương 24,4%, trong khi tăng lần lượt 149 tỷ đồng (+1,7%) ở nhóm VN30 và 286 tỷ đồng (+3%) ở nhóm VNMID.
Xét về biến động giá, chỉ số VN30 có hiệu suất tích cực nhất khi đi ngược thị trường chung, tăng 0,18% trong khi nhóm VNMID và VNSML giảm lần lượt -2,75% và -2,19%.