Không chỉ thất vọng với báo cáo về chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 3 đến từ Bộ Lao động Hoa Kỳ, nhà đầu tư còn buồn hơn khi đón nhận biên bản cuộc họp tháng 3 của Fed…
Trong phiên giao dịch ngày 10/4, thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm mạnh sau khi nhận được báo cáo lạm phát nóng hơn so với dự báo – đã đẩy lùi các kỳ vọng về việc Fed sẽ cắt giảm lãi suất. Giá dầu thô tăng hơn 1% do mối lo ngại Iran sẽ trả đũa Israel và giá bitcoin cũng quay trở lại mốc chủ chốt 70.000 USD.
Thời điểm đóng cửa, chỉ số Dow Jones đã giảm 422,16 điểm tương đương -1,09% và chốt lại ở mức 38.461,51 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 0,95% xuống còn 5.160,64 điểm. Chỉ số Nasdaq cũng giảm 0,84% xuống còn 16.170,36 điểm.
Chỉ số tiêu dùng CPI tháng 3 gây thất vọng, nhà đầu tư còn buồn hơn khi đón nhận biên bản họp tháng 3 của Cục dự trữ liên bang Mỹ Fed. Trong phiên này, các nhà hoạch định đã bày tỏ lo ngại rằng lạm phát không giảm đủ nhanh về mức 2% mục tiêu.
Mối lo ngại này của Fed là hợp lý, bởi chỉ số CPI tháng 3 đã tăng 0,4% so với tháng 2 và tăng 3,5% so với cùng kỳ, đều là mức tăng lớn hơn dự đoán, tương đương 0,3% và 3,4% trong cuộc khảo sát của hãng tin Dow Jones. Chỉ số CPI lõi đã tăng 0,4% so với tháng trước và tăng 3,8% so với cùng kỳ, đều cao hơn dự đoán mức tăng -,3% và 3,7%.
Ở thời điểm cuối phiên giao dịch, thị trường lãi suất tương lai phản ánh mức tăng chỉ còn 17% của Fed sẽ giảm lãi suất vào tháng 6 (theo công cụ FedWatch Tool của sàn giao dịch chứng khoán CME). Các nhà đầu tư đang nghiên cứu phải chờ đến tháng 9, Fed mới tiến hành cắt giảm lãi suất lần đầu tiên.
Triển vọng lãi suất cao hơn và lâu hơn tạo áp lực bán tháo lên cổ phiếu và trái phiếu.
Ngoại trừ nhóm năng lượng có sự tăng giá thì 10 nhóm ngành còn lại trong bộ S&P 500 đồng loạt rực đỏ khi chốt phiên, dẫn đầu là ngành bất động sản với mức giảm 4,1%. Từ đầu tháng 4 đến nay, thị trường đã đương đầu với áp lực giảm do lo ngại lạm phát dai dẳng. Quý I trước đó, thị trường đã tăng điểm thần kỳ nhờ kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 6. Mức tăng 10% của S&P 500 trong quý I đánh dấu sự tăng mạnh nhất trong 5 năm.
Do giá trái phiếu sụt giảm mạnh, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng qua ngưỡng 4,5%. Lợi suất kỳ hạn 2 năm tăng gần 5%.
“Thị trường đang chứng kiến nhiều báo cáo kinh tế nóng hơn so với dự đoán. Fed khó có thể sớm tiến hành cắt giảm lãi suất”. Nhận định của giám đốc đầu tư công ty Advisor Alliance – Ông Chris Zaccarelli nói với hãng tin CNBC.
Chủ tịch công ty The Wealth Alliance – Ông Eric Diton lưu ý nhà đầu tư phố Wall đã giữ được bình tĩnh khi đón nhận báo cáo lạm phát tháng 1 và 2 nóng hơn dự báo. Tuy nhiên, báo cáo tháng 3 lại khiến họ khó có thể bình tĩnh thêm được nữa.
“Tôi cho rằng đây là điểm kết thúc đà tăng giá của thị trường chứng khoán. Nhưng tôi thực sự cho rằng báo cáo lạm phát lần này là lý do để nhà đầu tư thực hiện lợi nhuận hóa sau khi đã đạt được mức lãi lớn”, ông Ditton cho hay.
Ở thị trường năng lượng, giá dầu thô Brent giao sau tại London đã tăng 1,2% tương đương mức tăng 1,06 USD/thùng, chốt ở 90,48 USD/ thùng. Giá dầu WTI giao sau tại New York tăng 1,2%, ứng với 0,98 USD/ thùng chốt ở 86,21 USD/ thùng.
Dầu tăng giá sau khi có tin 3 con trai thủ lĩnh Hamas thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel tại dải Gaza. Diễn biến này có thể khiến cuộc đàm phán ngừng bắn rơi vào ngưng trệ.
Cuộc chiến Israel-Hamas tại Gaza có nguy cơ liên quan trực tiếp đến các nước Trung Đông, đặc biệt là Iran (Thành viên xuất khẩu dầu lớn thứ 3) giữ vai trò hậu thuẫn cho Hamas.
Tuần trước, Israel đã thực hiện không kích Lãnh sự quán Iran tại Syria, dẫn đến đe dọa trả đũa từ Tehran. Nguồn tin cho biết các Mỹ và các nước đồng minh nhận thấy khả năng Iran có thể sắp tiến hành cuộc tấn công lớn bằng tên lửa hoặc thiết bị bay không người lái vào Israel.
“Thị trường dầu lửa đang rất nhạy cảm với những tin tức xung đột đến từ Gaza”. Nhà quản lý quỹ John Kilduff nhận định với hãng tin Reuters.
Đà tăng giá dầu đã bị hạn chế một phần bởi EIA nâng mạnh dự báo sản lượng dầu thô của Mỹ. Theo đó, EIA dự báo sản lượng dầu thô Mỹ tăng tăng 280.000 thùng/ngày, đạt mức 13,21 triệu thùng/ ngày trong năm 2024.
Dù vậy, EIA cũng nâng dự báo giá dầu và cho rằng giá dầu Brent sẽ đạt giá trị bình quân 88,55 USD/thùng trong năm nay, tăng so với dự đoán là 87 USD/ thùng trước đó.
Sau khi giảm giá xuống mức 69.000 USD vào hôm thứ 3, giá đồng Bitcoin đã lấy lại mốc 70.000 USD/oz trong phiên thứ 4. Bitcoin giao dịch ở mức 70,365 USD vào lúc 7h sáng nay theo giờ Việt Nam.
Giá Bitcoin đã có sự giằng co mạnh trong những phiên gần đây, ở vùng giá dưới ngưỡng kỷ lục mọi thời đại trên 73.000 USD lập hồi trung tuần tháng 3. Theo Cointelegraph, sự giằng co này cho thấy tâm lý của nhà đầu tư khá bấp bênh và áp lực bán ra đã tăng khiến giá coin khó lập đỉnh cũ.
Giới chuyên gia cho rằng Bitcoin tiếp tục dao động dưới đỉnh cũ đang đặt ra khả năng đồng coin này có thể giảm mạnh trong tuần tiếp theo. Nhà đồng sáng lập Arthur Hayes của Bitmex dự báo sự kiện phân đối sẽ diễn ra sau hơn 1 tuần nữa cùng với các biện pháp từ cơ quan chức năng Mỹ có thể dẫn đến 1 đợt bán tháo các tài sản số.
Theo ông Hayes, nửa sau tháng 4 có thể mang đến nhiều rủi ro khi đầu tư tiền ảo. Đây là giai đoạn thanh khoản thị trường suy giảm do đến thời hạn đóng thuế của Mỹ và Fed thắt chặt định lượng. Thời kỳ rủi ro với các tài sản rủi ro sẽ kéo dài từ ngày 15/4 – 1/5, theo ông Hayes.
Trong một cuộc khảo sát thực hiện bởi ngân hàng Deutsche Bank, ⅓ nhà đầu tư được hỏi dự báo giá Bitcoin sẽ giảm dưới 20.000 USD trong năm nay, 10% trong số 3.600 nhà đầu tư tham gia khảo sát cho rằng dự báo giá bitcoin vượt ngưỡng 75.000 USD trong năm nay.
Công ty Rekt Capital phân tích thị trường tiền ảo dự báo giá bitcoin giảm dưới 40.000 USD sau sự kiện phân đôi, cơ sở là diễn biến giá tiền ảo này trước và sau đợt phân đôi trước đây.