Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Tin Thị Trường

Khủng hoảng tại Biển Đỏ ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam như thế nào?

View count icon 667
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Hiện nay, ước khoảng 15% hàng hóa nhập vào EU, Trung Đông và Bắc Phi được vận chuyển từ châu Á và vùng Vịnh bằng đường biển, phần lớn đi qua Biển Đỏ. Sự gia tăng trong chi phí vận chuyển có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị xuất khẩu giữa Việt Nam và EU.

Tình trạng chiến sự căng thẳng, các hãng tàu lớn lựa chọn chuyển hướng tàu đi tuyến đường dài hơn quanh Mũi Hảo Vọng – Nam Phi, dài hơn nhiều so với tuyến đường cũ qua Biển Đỏ. Cụ thể, tuyến đường mới dài hơn 6,300km và mất hơn 10 ngày để vận chuyển. Chứng khoán Yuanta đánh giá sự gia tăng trong chi phí vận chuyển có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị xuất – nhập khẩu giữa Việt Nam và EU.

cang thang bien do anh huong den xuat nhap khau

Ảnh hưởng tới giá cước vận chuyển và giá dầu mỏ

Theo tờ S&P Global Market Intelligence, gần 15% hàng hóa nhập khẩu vào EU, Trung Đông và Bắc Phi được vận chuyển qua đường Biển đỏ, từ Châu Á và Vùng Vịnh. Hiện tại, các hãng tàu phải lựa chọn tuyến đường dài hơn đường cũ 6,300km và lâu hơn 10 ngày. 

Giá cước vận chuyển container đến Trung Quốc hiện nay đã tăng mạnh lên mức 124% so với thời điểm trước đó, tương tự với những gì xảy ra trong năm 2021. Theo đánh giá của công ty chứng khoán Yuanta, nếu tình trạng căng thẳng này kéo dài, nhiều khả năng giá cước container từ châu Á sang châu Âu hay châu Mỹ sẽ còn tăng mạnh nữa, tạo áp lực lên tình hình lạm phát chung của toàn thế giới. Các doanh nghiệp hưởng lợi ở đây là: HAH, VSC, GMD.

Tình hình căng thẳng tại Biển đỏ có thể làm giá dầu và khí đốt tăng, do: 10% lượng dầu vận chuyển bằng đường biển và 8% lượng khí đốt được vận chuyển qua kênh đào SueZ, dầu vận chuyển đến châu Á bị chậm giao sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung, làm tăng phí bảo hiểm chiến tranh với việc vận chuyển hàng hóa. Nếu xung đột mở rộng và kéo sang eo biển Hormuz, giáp với Iran thì mức độ ảnh hưởng sẽ còn lớn hơn nhiều (theo Clarksons – công ty môi giới tàu biển).

gia container tang

Ghi nhận trong lịch sử, nhiều lần Iran có các hành động đe dọa và tấn công các tàu chở hàng hóa qua eo biển Hormuz sát Biển đỏ và 2 lần gần nhất đều làm giá dầu Brent tăng, cụ thể: Tháng 12/2011 tăng 18% và tháng 7/2018 tăng 15%. Yuanta cho rằng các doanh nghiệp hưởng lợi từ tình hình này sẽ những công ty dầu mỏ: PVD, PVS, GAS, CNG.

Bởi sự cố tại kênh đào Suez, tình trạng thiếu vỏ container rỗng đang diễn ra khi nhu cầu dùng container từ Mỹ và EU vẫn ở mức cao. Các container chứa hàng bị trì hoãn lâu hơn tại cảng ở Châu Âu và Mỹ bị tắc nghẽn và các tàu chở hàng bị kẹt ở Suez không thể mang về kịp thời, gây tình trạng mất cân bằng nguồn cung – cầu container trên thị trường trong giai đoạn này.

Giá cước vận chuyển container hàng từ Thượng Hải đi các thành phố lớn ở châu Âu hay Mỹ đều tăng lên mức 8-25% trong vòng 1 tháng vừa qua. Chỉ số container thế giới của Drewry (DWCI) tăng 15% lên 3,072 USD/container 40ft trong tuần vừa qua và tăng hơn 40% so với thời điểm này năm ngoái. Các doanh nghiệp hưởng lợi thuộc mảng container: HAH, VSC, HPG.

Hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng

Theo Yuanta, một số cuộc tấn công gần đây nhằm vào tàu thương mại tại Biển Đỏ, đã tạo ra tác động gián tiếp lên chi phí vận tải hàng không. Sư phục hồi của nhu cầu vân tải đang diễn ra đồng thời với việc thiếu hụt công suất vận tải ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Châu Âu, điều này khiến chi phí vận chuyển tăng cao.

Các nhà bán lẻ đang xem xét phương án vận chuyển hàng không thay thế. Nếu tình hình bất ổn tại khu vực Biển Đỏ tiếp tục kéo dài, các công ty có thể tăng sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng không, để tránh bị gián đoạn các hoạt động thương mại. Theo dữ liệu của Xeneta, giá cước gia ngay hàng hóa bằng đường hàng không trung bình toàn cầu đã đạt đỉnh 2.6 USD/kg vào thời điểm tháng 12/2023.

Do vậy, các hãng hàng không Việt Nam sẽ hưởng lợi từ tình hình này, nhưng không đáng kể.

Đối với xuất khẩu, Yuanta đánh giá, sự gia tăng trong chi phí vận chuyển có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU. Các hãng tàu đã tăng phí do căng thẳng Biển Đỏ, tác động đến an toàn hàng hải và buộc họ phải thay đổi lộ trình cũng như kéo dài thời gian vận chuyển.

Tuy nhiên, vấn đề này không tác động hoàn toàn đến cán cân thương mại Việt Nam, do giá trị nhập khẩu sang EU của nước ta chỉ chiếm 15% tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa.

Mặt hàng chủ lực của nước ta sang EU là dệt may, giày dép, linh kiện, điện thoại… Có thể bị ảnh hưởng do sự kết hợp giữa thời gian giao hàng kéo dài và giá cước tăng, chi phí bảo hiểm cũng tăng, tạo ra rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Do vậy, Yuanta khuyến nghị: “Nhà đầu tư cần cẩn trọng hơn với các doanh nghiệp xuất khẩu lớn sang các nước châu Âu nếu tình trạng căng thẳng kéo dài’’

Cùng chủ đề

Sức khỏe tài chính của Vietnam Airlines liệu đã phục hồi về ngưỡng an toàn?

Với nỗ lực tự thân và những giải pháp hỗ trợ từ Nhà nước trong thời gian qua, tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Hàng không …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 26-11-2024 4:18:40
Bản tin chứng khoán ngày 26/11: VN-Index duy trì đà hồi phục

Mặc dù gặp cản nhưng thị trường chung vẫn diễn biến khá ổn định. Ngay từ đầu phiên, dòng bất động sản đã dẫn sóng với diễn biến khá tích …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 26-11-2024 4:13:54
Bản tin chứng khoán ngày 25/11: POW tăng trần, VN-Index tiếp tục đà phục hổi

VN-Index tiếp tục có một phiên hồi phục tích cực. Sắc xanh xuất hiện tại hầu hết các nhóm ngành, tuy nhiên, biên độ tăng giá có phần thiếu đồng …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 25-11-2024 4:01:25

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K