Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Chứng Khoán

Đường MACD là gì? Cách sử dụng đường MACD trong đầu tư chứng khoán hiệu quả

View count icon 11065
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Chứng khoán là một lĩnh vực sâu rộng, với nhiều phương pháp và công cụ hỗ trợ khác nhau. Đường MACD là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật được sử dụng phổ biến. Nếu là một F0 và vẫn chưa hiểu đường MACD là gì, hãy cùng VNSC tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Đường MACD là gì?

MACD là một chỉ báo kỹ thuật quan trọng, được sử dụng trong các giao dịch chứng khoán được nhiều nhà đầu tư biết đến. MACD viết tắt của cụm từ Moving Average Convergence Divergence được hiểu là trung bình động hội tụ phân kỳ, được tạo ra bởi Gerald Appel năm 1979.

Đường chỉ báo MACD sẽ cung cấp cho người đầu tư các tín hiệu biến động của thị trường để chọn điểm mua vào hoặc bán ra phù hợp. Để xác định đường MACD, nhà đầu tư cần dựa trên sự chênh lệch của 2 đường trung bình động EMA 12 ngày và 26 ngày.

Thành phần cấu thành chỉ báo MACD gồm những gì?

Đường MACD được cấu thành từ những thành phần khác nhau, với giá trị và đặc điểm khác nhau. Hãy cùng phân tích chi tiết thành phần cấu thành chỉ báo MACD. Có 4 thành phần cơ bản cấu thành nên chỉ báo MACD:

  • Đường MACD đóng vai trò thể hiện xu hướng giá của thị trường. Theo đó, giá trị của đường MACD được xác định bằng hiệu số của 2 đường trung bình hàm mũ EMA 12 và 26.
  • Đường tín hiệu (signal) là đường trung bình hàm mũ EMA 9 của đường MACD. Khi 2 đường MACD và Signal kết hợp với nhau sẽ là thời điểm chúng dự báo một xu hướng đảo chiều có thể diễn ra trong tương lai. Lúc này, nhà đầu tư nên tận dụng để thực hiện các giao dịch có lợi nhất.
  • Biểu đồ Histogram là đồ thị thể hiện sự phân kỳ và hội tụ của chỉ báo MACD, nhờ việc xác định độ chênh lệch của 2 đường MACD và signal.
  • Đường zero là đường sử dụng tham chiếu, đóng vai trò giúp nhà đầu tư so sánh xu hướng thị trường mạnh hay yếu.

cau-tao-duong-macd

Cách tính MACD như thế nào?

Để tính MACD cần xác định các giá trị chỉ báo của từng thành phần. Nhà đầu tư chưa biết cách tính MACD cần thực hiện cách tính chính xác cho từng thành phần như sau:

  • Cách tính đường MACD được xác định theo công thức:

Đường MACD = EMA (12) – EMA (26)

Đường MACD được xác định trên biểu đồ bằng tất cả các giá trị hiệu số MACD tính được là đường màu xanh dương trên đồ thị. Chú ý, nếu đường EMA 12 nằm trên đường EMA 26 thì MACD dương và ngược lại.

  • Đường signal được xác định bằng công thức:

Đường Signal = EMA (9) của đường MACD

Trong đó, EMA 9 của đường trung bình động hội tụ được hiểu là lấy giá của MACD để tính EMA. Đường signal được vẽ tự động trên các nền tảng giao dịch và được thể hiện bằng đường màu cam.

  • Đường histogram MACD được xác định bằng chênh lệch giữa 2 đường MACD và đường Signal tín hiệu, với công thức tính như sau:

Histogram = Đường MACD – Đường Signal

Theo đó, khi đường MACD và Signal giao nhau thì giá trị Histogram bằng 0. Nếu đường MACD nằm trên đường signal thì Histogram sẽ có giá trị dương và ngược lại.

Ý nghĩa đường MACD trong đầu tư chứng khoán

Đường MACD được sử dụng phổ biến trong đầu tư chứng khoán. Nhiều chuyên gia tài chính sử dụng MACD là công cụ phân tích thị trường, dự đoán xu hướng. Vậy, ý nghĩa đường MACD như thế nào trong các giao dịch:

  • Dự báo xu hướng giá cổ phiếu và biến động thị trường: Dựa trên 2 đường MACD màu xanh và đường tín hiệu signal màu đỏ, hội tụ hay phân kỳ mà nhà đầu tư đưa ra các phân tích kỹ thuật phù hợp, kết hợp với các thông tin khác. Trường hợp MACD giao với đường Signal là dấu hiệu cho thấy, giá cổ phiếu sẽ tăng vượt so với mức hiện tại, thời điểm tốt để bạn nên mua vào. Ngược lại, đường MACD vượt đường signal từ rên xuống, đây là dấu hiệu cho thấy giá cổ phiếu sẽ giảm mạnh, nên thực hiện các lệnh bán ra.
  • Xác định điểm mua, bán: Theo đó, thông qua diễn biến của đường MACD và đường giá, nhà đầu tư có thể nhận biết điểm mua, bán phù hợp.

Cách nhận biết đường MACD trên biểu đồ chứng khoán đơn giản

MACD sẽ giúp nhà đầu tư nhận diện các xu hướng giá của thị trường. Người đầu tư cần nhạy bén cập nhật thông tin thị trường, đọc biểu đồ chứng khoán để nhận biết dấu hiệu kịp thời.  Vậy, làm thế nào để nhận biết đường tín hiệu MACD trên biểu đồ chứng khoán?

Một số lưu ý để bạn có thể nhận biết được đường MACD trong chứng khoán 1 cách đơn giản:

  • Nhận biết đường MACD nhờ vào màu sắc được quy định: Đường MACD có màu xanh lá cây và đường signal sẽ có màu đỏ
  • Khi MACD mang giá trị dương thì đường EMA ngắn sẽ nằm trên đường EMA dài. Đồng thời đường EMA ngắn càng xa đường EMA dài thì chứng tỏ đường MACD có giá trị tăng dương và cho thấy xu hướng tăng trưởng của thị trường chứng khoán.
  • Ngược lại, khi MACD âm thì đường EMA ngắn sẽ nằm dưới đường EMA dài. Khoảng cách giữa 2 đường EMA càng lớn, chứng tỏ giá trị tăng âm càng lớn và thị trường có dấu hiệu suy thoái giảm giá rõ rệt.
  • Dựa trên sự chuyển động của 2 đường EMA ngắn – dài mà xác định mối tương quan của chúng phân kỳ hay hội tụ. Từ đó đánh giá được xu hướng thị trường chứng khoán.

nhan-biet-duong-macd

Cách áp dụng đường MACD trong đầu tư chứng khoán

Việc đọc và sử dụng MACD sẽ tùy thuộc vào nhận định và đánh giá của mỗi người khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Một số lưu ý về cách đọc đường MACD và cách áp dụng chỉ báo kỹ thuật này một cách hiệu quả:

Giao dịch chứng khoán khi 2 đường MACD và signal cắt nhau

Đây là trường hợp cơ bản nhất mà nhà đầu tư cần lưu ý khi sử dụng đường MACD. Các trường hợp có thể xảy ra khi 2 đường này cắt nhau:

  • MACD cắt đường signal từ trên xuống chứng tỏ xu hướng giảm, nhà đầu tư nên bán ra.
  • MACD cắt đường signal từ dưới lên chứng tỏ xu hướng tăng của thị trường, nhà đầu tư nên mua vào để kiếm lợi nhuận.

duong-macd-va-signal

Giao dịch khi giá trị Histogram chuyển từ giá trị dương sang âm và ngược lại

Dựa trên công thức xác định Histogram chuyển từ đỏ sang xanh có nghĩa là từ dương sang âm cho thấy thị trường đang có dấu hiệu tăng điểm. Lúc này, nhà đầu tư nên đặt lệnh mua để gia tăng lợi nhuận.

Ngược lại, khi histogram chuyển từ dương sang âm từ xanh sang đỏ có nghĩa là thị trường đang có dấu hiệu giảm điểm và nhà đầu tư nên bắt đầu bán ra để cắt lỗ, giảm thiểu thiệt hại.

Giao dịch khi giá trị đường MACD chuyển từ giá trị âm sang dương và ngược lại

Khi dùng chỉ báo MACD để phân tích kỹ thuật, người đầu tư cần chú ý tính tương quan của đường chỉ báo này với đường Zero. Nếu MACD cắt trục Zero từ dưới lên chứng tỏ thị trường đang có dấu hiệu tăng điểm, nên đặt lệnh mua. Ngược lại nếu MACD cắt Zero từ trên xuống thị trường đang giảm điểm, nên đặt lệnh bán.

macd-va-duong-zero

Giao dịch khi đường MACD tạo ra hội tụ và phân kỳ

Ở cách giao dịch này, sẽ có 2 trường hợp có thể xảy ra dựa trên biến động của thị trường, cụ thể như sau:

MACD hội tụ/ phân kỳ khi thị trường có xu hướng tăng giá

Thị trường có xu hướng tăng giá đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, nhưng đỉnh MACD sau lại thấp hơn đỉnh MACD trước. Đây là dấu hiệu thị trường chứng khoán đang suy yếu và sắp đến giai đoạn đảo chiều. Do vậy, nhà đầu tư cần cẩn trọng đặt lệnh trong giai đoạn này. Theo các chuyên gia, bạn nên thực hiện các bước sau đây để giao dịch an toàn và sinh lời:

  • Bước 1: Chờ đường MACD hội tụ và phân kỳ xuất hiện. Đây là thời điểm thích hợp nhất để nhà đầu tư vào lệnh, chắc chắn nhất là khi đường MACD cắt đường Signal.
  • Bước 2: Vẽ đường xu hướng tiến triển giá theo diễn biến giá hiện tại. Nếu xuất hiện dấu hiệu phân kỳ hoặc hội tụ nhưng giá chưa có dấu hiệu thay đổi thì không nên giao dịch.
  • Bước 3: Chờ tín hiệu xu hướng giá đổi chiều để giao dịch. Khi có xu hướng giá đảo chiều nhà đầu tư có thể tiến hành đặt lệnh giao dịch. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng thêm ngưỡng kháng cự và hỗ trợ tại vùng đỉnh hoặc đáy phân kỳ/ hội tụ để tăng độ chính xác.

phan-ky-hoi-tu-duong-macd

Giao dịch phân kỳ hoặc hội tụ khi MACD trong thị trường có xu hướng giảm

Các bước thực hiện để giao dịch tương tự khi MACD trong xu hướng tăng. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần cân nhắc xem xét các yếu tố: Giá đang tăng hay giảm, MACD đang hội tụ hay phân kỳ, đường Histogram đang chuyển từ âm sang dương hay ngược lại.

Cách giao dịch với chỉ báo chứng khoán MACD cùng mô hình đồ thị nến đảo chiều

Cách giao dịch kết hợp đường MACD và đồ thị hình nến đảo chiều được đánh giá sẽ mang lại hiệu quả dự đoán chính xác hơn. Tuy nhiên, bạn cần chú ý các yếu tố sau xem xét có đặt lệnh bán khi:

  • Xu hướng tăng giá kéo dài, đồng thời tạo ra nhiều đáy và đỉnh liên tục.
  • Phân kỳ diễn ra sau khi mô hình nến doji hình thành.
  • Xuất hiện đồng thời nến đảo chiều tại đỉnh giá.

Khi có đầy đủ 3 dấu hiệu trên chứng tỏ bên mua muốn đẩy giá cao, nhưng bên bán lại đang ở vị trí áp đảo, khiến bên mua không thể tiếp tục đẩy giá.

Cách giao dịch chỉ báo chứng khoán MACD kết hợp với chỉ số chứng khoán khác

Ngoài ra, nhà đầu tư chuyên nghiệp có nhiều kỹ thuật, khả năng sử dụng nhiều chỉ báo chứng khoán có thể phân tích kết hợp với MACD để tăng độ chính xác. 

  • Kết hợp MACD với chỉ báo RSI: Cả 2 chỉ báo đều đo lường động lượng của thị trường, cung cấp cái nhìn tổng quan hơn về diễn biến và xu hướng của các mã chứng khoán. RSI và MACD bổ trợ thông tin cho nhau giúp xác định điểm mua/ bán một cách chính xác.
  • Kết hợp MACD với Stochastic: Chỉ báo Stochastic giúp đo lường động lượng của giá, so sánh giá đóng cửa với phạm vi giá của cổ phiếu đó trong 1 khoảng thời gian nhất định. Sự kết hợp của 2 chỉ báo này giúp nhà đầu tư đánh giá được xu hướng giá thay đổi và thời điểm đảo chiều.

Chỉ báo đường MACD có nhiều ý nghĩa và đóng vai trò quan trọng giúp nhà đầu tư nhận định về xu hướng giá của thị trường chứng khoán, từ đó đưa ra quyết định mua bán phù hợp. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chỉ báo chứng khoán MACD và cách ứng dụng hiệu quả.

Cùng chủ đề

Phân tích cổ phiếu cao su: Top cổ phiếu cao su nào nên đầu tư trong năm 2025?

Năm 2025 được dự báo là thời điểm bùng nổ của ngành cao su với nhu cầu toàn cầu tăng mạnh và giá cao su duy trì ở mức cao. …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 21-11-2024 4:45:08
Có nên đầu tư cổ phiếu DRC giai đoạn cuối năm 2024 – đầu 2025 không?

Cổ phiếu DRC là doanh nghiệp cao su lớn trong ngành tại Việt Nam, được niêm yết trên sàn HoSE. Với sự tăng trưởng của ngành ô tô, xe máy, …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 20-11-2024 3:13:03
[Minigame] Dám đầu tư – Dám chia sẻ – Quà tặng nhiều vô kể

Bạn đã từng “vượt bão thị trường”, hay có mẹo đầu tư siêu đỉnh? Chỉ cần bạn “khoe” câu chuyện đầu tư của bản thân đến cộng đồng VNSC by Finhay …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 19-11-2024 2:28:27

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K