Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Tin Thị Trường

16 hãng ô tô lớn thông đồng tái chế xe hết hạn sử dụng suốt 15 năm

Các khoản phạt đã được thiết lập dựa trên hướng dẫn năm 2006 của Ủy ban châu Âu.

gvg

Theo Ủy ban châu Âu (EC), 16 hãng ô tô lớn và Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô châu Âu (ACEA) đã tham gia vào một thỏa thuận trong nhiều năm liên quan đến việc tái chế xe hết hạn sử dụng. Mercedes không bị phạt (dù ban đầu cũng tham gia thỏa thuận) vì đã tiết lộ thông tin này cho EC.

Cuộc điều tra của EC cho thấy, trong hơn 15 năm, 16 nhà sản xuất ô tô lớn (bao gồm cả Mercedes) và ACEA đã ký các thỏa thuận chống cạnh tranh và tham gia vào các hoạt động thông đồng liên quan đến việc tái chế ELV (end-of-life vehicle – xe hết hạn sử dụng). EC phát hiện ra các bên đã thông đồng 2 khía cạnh.

Thứ nhất là đồng ý không trả tiền cho những người tháo dỡ ô tô để xử lý ELV và đồng ý coi việc tái chế ELV là một hoạt động kinh doanh có lợi nhuận đủ cao. Thứ hai là đồng ý không tiết lộ thông tin về lượng ELV có thể tái chế, thu hồi và tái sử dụng để ngăn người tiêu dùng xem xét thông tin tái chế khi lựa chọn ô tô.

Theo hướng dẫn của EC về ELV, chủ sở hữu cuối cùng của ELV có thể xử lý xe bằng máy tháo dỡ mà không bị mất phí và thậm chí, các nhà sản xuất ôtô có nghĩa vụ phải chịu mức phí phát sinh này. Hơn nữa, người tiêu dùng cần được thông báo về hiệu suất tái chế của ô tô mới.

Cuộc điều tra phát hiện ra rằng ACEA là bên tạo điều kiện cho nhóm này, tổ chức nhiều cuộc họp và liên lạc giữa các nhà sản xuất ôtô tham gia vào nhóm. Kết quả điều tra cho thấy hành vi vi phạm kéo dài hơn 15 năm, 29/5/2002-4/9/2017.

16 hãng ô tô lớn thông đồng tái chế xe hết hạn sử dụng suốt 15 năm- Ảnh 2.

Các khoản phạt đã được thiết lập dựa trên hướng dẫn năm 2006 của EC dựa trên số lượng xe liên quan, bản chất của hành vi, phạm vi địa lý và thời hạn của hành vi vi phạm. Riêng Mercedes được miễn trừ hoàn toàn vì tiết lộ thông tin về nhóm này, tránh được khoản tiền phạt khoảng 35 triệu euro (37,8 triệu USD).

Stellantis (bao gồm Opel), Mitsubishi và Ford cũng được hưởng lợi từ việc giảm tiền phạt vì đã hợp tác với Ủy ban. Số tiền giảm tùy thuộc vào thời điểm hợp tác của cũng như bằng chứng hãng cung cấp.

15 hãng xe phải nộp phạt gồm Stellantis, Mitsubishi, Ford, BMW, Honda, Hyundai/Kia, Jaguar Land Rover/Tata, Mazda, Renault/Nissan, Opel, General Motors, Suzuki, Toyota, Volkswagen, Volvo và ACEA.

Tổng số tiền phạt mà 15 nhà sản xuất ôtô lớn và ACEA phải nộp khoảng 458 triệu euro (495 triệu USD). Trong đó, Volkswagen phải nộp nhiều nhất với gần 128 triệu euro (138 triệu USD). Khoản phạt của ACEA là 500.000 euro (khoảng 540.000 USD).

Phó chủ tịch EC Teresa Ribera cho biết: “Chúng tôi sẽ không dung thứ cho bất kỳ loại tổ chức độc quyền nào, bao gồm cả những tổ chức kìm hãm nhận thức của khách hàng về các sản phẩm thân thiện với môi trường. Tái chế chất lượng cao trong các lĩnh vực quan trọng như ô tô sẽ đóng vai trò trung tâm trong việc đáp ứng các mục tiêu kinh tế tuần hoàn, không chỉ nhằm cắt giảm chất thải và khí thải mà còn giúp giảm sự phụ thuộc, giảm chi phí sản xuất và tạo ra một mô hình công nghiệp bền vững và cạnh tranh hơn ở châu Âu”.

Theo: EU Business

Vũ Anh

Link gốc

Cùng chủ đề

Hai nhóm cổ phiếu bất ngờ “ngược đường, ngược gió” giữa lúc thị trường rơi mạnh
Hai nhóm cổ phiếu bất ngờ “ngược đường, ngược gió” giữa lúc thị trường rơi mạnh

Tin tức về việc Chính quyền Mỹ áp thuế đối ứng lên Việt Nam với mức cao nhất lên tới 46% đã tạo ra biến động mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng tác động từ bên ngoài chỉ mang tính nhất thời và nền kinh tế Việt Nam vẫn có tiềm năng tăng trưởng bền vững. Các nhóm ngành như khoáng sản và đường đã phản ứng tích cực, cho thấy sự linh hoạt và khả năng phục hồi của thị trường. Điều này cũng thể hiện sự hấp dẫn của mặt bằng định giá chứng khoán Việt Nam so với các thị trường khác trong khu vực.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 04-04-2025 11:10:08
Công ty chứng khoán đánh giá toàn diện tác động của “cú sốc” thuế đối ứng 46% tới từng nhóm ngành sản xuất
Công ty chứng khoán đánh giá toàn diện tác động của “cú sốc” thuế đối ứng 46% tới từng nhóm ngành sản xuất

Tin tức về việc áp thuế đối ứng cao đối với Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến nhiều ngành kinh tế khác nhau. MBS đánh giá rằng các ngành như dệt may, thủy sản, đồ gỗ, BĐS KCN và logistics sẽ chịu tác động tiêu cực lớn nhất. Trong khi đó, nhóm sản phẩm sắt thép không chịu tác động do không nằm trong danh sách sản phẩm chịu thuế đối ứng. Các doanh nghiệp FDI từ Mỹ trong ngành máy tính, điện tử, linh kiện cũng có thể dịch chuyển sản xuất sang các quốc gia khác để tránh thuế cao.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 04-04-2025 11:05:07
Chứng khoán Việt Nam hồi gần 40 điểm từ đáy, cổ phiếu Vingroup gánh thị trường
Chứng khoán Việt Nam hồi gần 40 điểm từ đáy, cổ phiếu Vingroup gánh thị trường

Tin tức về chính sách thuế của Hoa Kỳ áp dụng đối với hàng hóa Việt Nam đã tạo ra biến động mạnh mẽ trên thị trường tài chính và cổ phiếu. Điều này khiến các nhà đầu tư lo ngại về tác động tiêu cực đến doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, việc Thủ tướng Chính phủ thành lập Tổ công tác để ứng phó với tình hình này đã góp phần làm giảm áp lực và tạo niềm tin tích cực cho thị trường.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 04-04-2025 11:00:13

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K